Cô thủ thư bị bệnh nan y nhưng vẫn hết lòng với học trò

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Mang trong mình căn bệnh ung thư bạch cầu ái toan đã hơn 4 năm nay, song cô Lê Thị Quỳnh Ly-nhân viên thư viện Trường Tiểu học Ia Nhin (xã Ia Nhin, huyện Chư Pah) luôn là người truyền cảm hứng đọc cho học sinh, cảm hứng sống lạc quan cho mọi người bằng những việc làm rất đỗi bình dị nhưng ý nghĩa.

Phát hiện bệnh từ năm 2014 khi mới sinh cậu con trai đầu lòng được 8 tháng, người phụ nữ vừa tròn 30 tuổi lúc ấy tưởng đã gục ngã. Nhưng bằng ý chí, nghị lực của một người mẹ, cô Ly đã không ngừng chiến đấu chống lại bệnh tật. Sau thời gian dài điều trị, sức khỏe dần ổn định nhưng phần vì nhớ con, phần vì kinh tế eo hẹp, cô đã khước từ lời đề nghị trở thành một bệnh nhân thí điểm cho loại thuốc mới với hy vọng mỏng manh là chữa khỏi căn bệnh hiếm gặp này. Vậy là cô trở về với gia đình và công việc thủ thư yêu thích. Cô đang “sống” chung với các loại thuốc từ Tây y đến Đông y nhưng tuyệt nhiên không hề nhắc tới căn bệnh quái ác, bởi: “Tôi đang rất hạnh phúc khi luôn được gia đình và thầy cô, học sinh trong trường thương yêu”-cô Ly cười nói.

 

Cô Ly cùng các em sinh hoạt trong thư viện. Ảnh: N.G
Cô Ly cùng các em sinh hoạt trong thư viện. Ảnh: N.G

Khâu từng cuốn truyện tranh

Suốt cuộc nói chuyện, cô Ly chỉ nhắc những kỷ niệm đẹp mà công việc thủ thư mang lại cho mình. Cô theo học và đến với công việc này do sự giới thiệu của một người bạn thân. Mơ ước của cô là trở thành một giáo viên Mầm non nhưng lại thi không đậu. Khi được bạn gợi ý về ngành học nhân viên thư viện, cô bắt đầu tìm hiểu và thấy làm thủ thư cũng sẽ được làm việc trong môi trường gần gũi với học sinh. Năm 2010, cô được nhận vào làm việc tại Trường Tiểu học Ia Nhin rồi yêu thích, gắn bó với công việc này lúc nào không hay.

Ngày ấy, vì điều kiện nhà trường khó khăn nên thư viện nghèo nàn. Một phòng học được tận dụng làm thư viện nên thiếu chỗ ngồi, thiếu không gian khi những kệ sách cồng kềnh chiếm gần hết diện tích, sách lại thiếu trầm trọng. Trong khi chờ cải tạo, cô Ly nghĩ ra cách khắc phục khó khăn để phục vụ nhu cầu học sinh. Chuyện cô Lê Thị Quỳnh Ly ngồi tỉ mỉ dùng kim chỉ khâu lại từng trang sách đến giờ thầy cô, học sinh trong trường còn nhớ. “Đó là ngày tôi mới về trường, sách cũ và nhiều trang bị tách rời. Tôi dùng kim chỉ khâu lại giúp các em dễ lật, dễ đọc”-cô Ly nhớ lại. Không chỉ dừng lại ở đó, cô Ly còn xây dựng kế hoạch đề xuất Ban Giám hiệu cho cải tạo lại thư viện, xây dựng môi trường đọc cho học sinh.

Xây dựng thư viện xanh

Nhớ lại hàng tá “yêu cầu” tâm huyết, cô Hoàng Thị Thu-Hiệu trưởng Trường Tiểu học Ia Nhin tự nhận là có phần “nuông chiều” nhân viên thư viện. Cô Thu vui vẻ nói: “Tôi bị thuyết phục hoàn toàn một phần bởi kế hoạch của cô Ly rất cụ thể, thiết thực. Phần nữa là thương và trân trọng một tấm lòng nhiệt tâm với công việc dù cô Ly đang mang trong mình căn bệnh quái ác. Đầu tiên, với những chiếc bàn cũ, cô Ly xin cưa ngắn chân rồi sắp xếp lại cho các em ngồi để tạo sự gần gũi; tiếp đến là xây dựng tủ sách bắt đầu từ việc vận động mỗi giáo viên trong trường đóng góp một cuốn truyện tranh...”. Cô Ly lập ra một đội ngũ cộng tác viên thư viện gồm 10-13 em là những học sinh từ lớp 3 đến lớp 5 đam mê đọc sách. “Các em tự nguyện làm cộng tác viên thư viện để giúp các bạn tìm kiếm sách, kể chuyện theo sách cho các em nhỏ lớp 1, lớp 2 nghe. Công việc này sẽ giúp các em rèn luyện được nhiều kỹ năng tốt”-cô Ly cho biết.

 

Bà Hồ Thị Thảo-Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Pah: “Ngoài đội ngũ cán bộ, giáo viên thì những nhân viên như cô Ly đang góp công sức duy trì sĩ số học sinh, nâng cao chất lượng giáo dục bằng những việc làm cụ thể từ chính chuyên môn của mình. Chúng tôi trân trọng và tự hào về những nhân viên phục vụ ngành với tất cả niềm say mê, tâm huyết, luôn truyền cảm hứng sống tốt đẹp cho mọi người”.

Khi ngành Giáo dục và Đào tạo huyện Chư Pah phát động phong trào thi đua xây dựng thư viện xanh-thư viện thân thiện năm học 2016-2017, Trường Tiểu học Ia Nhin là đơn vị đi đầu xây dựng thư viện xanh ngoài trời. Cùng với những kế hoạch cụ thể của cô Ly, Ban Giám hiệu nhà trường vận động các Mạnh Thường Quân hỗ trợ để mua cây xanh, mua sách truyện... Cô Ly còn cùng các giáo viên chủ nhiệm cải tạo lại thư viện góc lớp, thư viện hành lang... Nhờ vậy, mỗi lần đến thư viện trong giờ đọc, giờ ra chơi, các em học sinh như được đến với môi trường sinh hoạt chung thân thiện, bổ ích. Em Nguyễn Văn Quân (lớp 5A) hào hứng: “Ngoài giờ đọc của lớp thì giờ ra chơi em cũng thường vào thư viện vì ở đây có nhiều truyện hay, có đủ loại cờ để chơi. Cô Ly lại rất gần gũi, sẵn sàng giúp đỡ chúng em và cô còn kể chuyện rất hay nữa. Dù đang bệnh nặng nhưng lúc nào cô cũng vui vẻ nên chúng em rất thương cô”.

Nguyễn Giang

Có thể bạn quan tâm

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

Hành động nhỏ, ý nghĩa lớn

(GLO)- Thời gian qua, các thành viên nhóm “Cỏ cây” tại TP. Pleiku đã tổ chức nhặt rác tại những khu vực công cộng trên địa bàn thành phố và một số địa phương lân cận. Không chỉ làm sạch không gian sống, các bạn trẻ còn góp phần nâng cao ý thức của người dân trong việc bảo vệ môi trường.

Gia Lai có 7 đại biểu tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025

Gia Lai có 7 đại biểu tham dự Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025

(GLO)- Đại hội Cháu ngoan Bác Hồ toàn quốc lần thứ X-năm 2025 sẽ diễn ra trong 3 ngày (13 đến 15-5) tại TP. Hà Nội. Đại hội có sự tham gia của hơn 500 đại biểu là đội viên, thiếu nhi có thành tích xuất sắc đến từ các tỉnh, thành phố trong cả nước, trong đó tỉnh Gia Lai có 7 đại biểu.

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

“Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”

(GLO)- Nhiều năm qua, ông Trần Ngọc Dũng (SN 1967, trú tại 85/17 Sư Vạn Hạnh, TP. Pleiku) đã trở thành người dạy thư pháp cho trẻ mồ côi, bị câm điếc, tự kỷ… để các em tự tin vươn lên trong cuộc sống. Ông rất tâm đắc với câu thơ của Tố Hữu: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”.

Hòa bình đẹp lắm!: Thế hệ trẻ viết tiếp bản hùng ca dân tộc trong kỷ nguyên mới

Hòa bình đẹp lắm!: Thế hệ trẻ viết tiếp bản hùng ca dân tộc trong kỷ nguyên mới

50 năm đất nước thống nhất, thế hệ trẻ tự hào, biết ơn và hạnh phúc khi được sinh ra trong hòa bình, độc lập. Hòa bình hôm nay thật đẹp! Lớp lớp thế hệ thanh niên VN nguyện gìn giữ và quyết tâm tiếp nối những tượng đài thanh xuân bất tử để dựng xây, phát triển và cùng đất nước vươn mình.

Số hóa dữ liệu các “địa chỉ đỏ”

Số hóa dữ liệu các “địa chỉ đỏ”

(GLO)- Để tạo thuận lợi cho du khách, đặc biệt là các bạn trẻ tìm hiểu ý nghĩa, giá trị của di tích lịch sử, khơi dậy niềm tự hào về quê hương, đất nước, các tổ chức Đoàn-Hội-Đội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã ứng dụng công nghệ thông tin để số hóa dữ liệu nhiều “địa chỉ đỏ”.