Có nên "quán ăn thì mở, trường học vẫn đóng"?

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Hôm qua, 8.11 là tròn 1 tháng Nghị quyết 128 của Chính phủ về “thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19” được ban hành và đi vào cuộc sống.

Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ vừa được tổ chức, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn đưa ra nhận định: Nghị quyết 128/NQ-CP cơ bản phù hợp, thích ứng với tình hình mới.

Việc triển khai Nghị quyết 128 được thể hiện ngay trong các lĩnh vực cuộc sống. Nhiều lĩnh vực trở lại hoạt động. Đặc biệt lĩnh vực dịch vụ, ăn uống được mở lại đáp ứng nhu cầu của người dân.

Song, có một lĩnh vực chưa thực sự linh hoạt với Nghị quyết 128. Đó là giáo dục. Nhiều địa phương dè dặt trong việc mở cửa lại các trường học ngay cả khi đang ở “vùng xanh”.

Trong khi quán ăn thì mở, nhưng trường học vẫn đóng là điều vô lý. Đặc biệt với lực lượng công nhân, người lao động không thể yên tâm, tăng năng suất nếu như canh cánh nỗi lo về chuyện con, em vẫn phải ở nhà, vẫn phải học trực tuyến.

Hôm qua, tại Nghị trường Quốc hội, nhiều đại biểu Quốc hội thống nhất quan điểm: Hỗ trợ người lao động chính là tạo động lực tăng trưởng của đất nước. Trong nội hàm của việc hỗ trợ cũng là cần có những quyết định, chính sách để con em công nhân sớm đến trường.

Ông Bùi Sỹ Lợi - nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội cho biết, bên cạnh việc ưu tiên phục hồi kinh tế, cần thực thi các giải pháp thỏa đáng trong giáo dục, đào tạo, văn hoá, xã hội bảo đảm an sinh lâu dài. Do đó, tuỳ tình hình cụ thể các địa phương mở cửa đón học sinh đến trường học tập, nhưng phải bảo đảm an toàn.

Ông Lợi cũng nhấn mạnh, rằng: “Vấn đề là nếu tiếp tục học trực tuyến thì bố mẹ phải có thời gian giúp con học tập tại nhà, không tham gia lao động cũng ảnh hưởng đến sản xuất kinh doanh và quan trọng là không có thu nhập, thiếu lao động làm sao phục hồi sản xuất”.

Còn nhớ, cách đây không lâu, khi làm việc với Hà Nội, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nêu ý kiến: “An toàn mới đi học, nhưng an toàn ở đây là kiểm soát, bảo vệ được sức khỏe cho học sinh, cho cộng đồng ở mức cao nhất. Việc không được đến trường ảnh hưởng rất lớn đến học tập và tâm sinh lý của học sinh. Đây là nhu cầu không chỉ của học sinh, mà còn của gia đình, của lực lượng lao động trên địa bàn”.

Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho hay, Tổ chức Y tế Thế giới mới khuyến nghị tiêm cho trẻ từ 12 đến 17 tuổi, chưa có khuyến nghị chính thức tiêm cho trẻ dưới 12 tuổi, do vậy không thể đợi tiêm hết vaccine hoặc không có COVID-19 mới cho trẻ đi học.

Hôm qua, học sinh khối 9 của 29 trường trung học cơ sở, phổ thông trung học thuộc huyện Ba Vì (Hà Nội) đã chính thức trở lại trường học tập sau hơn 6 tháng học trực tuyến do ảnh hưởng của dịch COVID-19. Nhưng từng đó chưa đủ.

Hãy nhìn niềm vui của các em khi lại được đến trường, hãy lắng nghe tâm tư của các phụ huynh khi mạnh dạn cam kết cho con, em được đi học.

Khi dịch bệnh đã được kiểm soát, ở những vùng an toàn, không có lý do gì các em vẫn phải đứng ngoài cổng trường. Sự cứng nhắc thậm chí quá thận trọng là ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh và ở mức độ cao hơn là ngăn cản nỗ lực phục hồi kinh tế.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/co-nen-quan-an-thi-mo-truong-hoc-van-dong-971971.ldo
 

Theo HOÀNG LÂM (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Ngăn ngừa hiểm họa

Ngăn ngừa hiểm họa

Tài xế không được lái xe quá 48 giờ/tuần là một trong những quy định đáng chú ý của Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ - có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.

Lực đẩy từ quyết sách

Lực đẩy từ quyết sách

Đến hết quý 2-2024, dù tình hình địa - chính trị toàn cầu đầy bất ổn thì trong đà phục hồi mạnh mẽ của Đông Nam Á, Philippines và Việt Nam tiếp tục là hai nền kinh tế có hiệu suất cao nhất trong khu vực, tăng trưởng lần lượt là 6,3% và 6,9%, trong khi Malaysia đứng thứ ba, tăng trưởng 5,9%.

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Có một điều đã được các nhà sản xuất chương trình, nhất là những chương trình mang tầm quốc gia, quốc tế, liên tục nhấn mạnh nhiều năm qua là TPHCM hiện rất thiếu không gian chuyên dụng, tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quy mô lớn.

Sức sống từ thể thao đô thị

Sức sống từ thể thao đô thị

Giải Pickleball vô địch quốc gia lần thứ nhất sắp khởi tranh có đến hơn 60 câu lạc bộ (CLB) trên toàn quốc tham gia. Qua đó cho thấy tốc độ phát triển như của môn thể thao này dù mới “gia nhập” vào Việt Nam trong khoảng 5 năm gần đây.

Không ai vô can trước lạm thu

Không ai vô can trước lạm thu

Trước một khoản thu lạ ở trường học, dư luận thường chĩa mũi dùi vào một cá nhân nào đó, thường là hiệu trưởng, giáo viên hoặc người của ban đại diện phụ huynh… Nhưng thực tế cho thấy, không ai vô can trong lạm thu.

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai trên toàn quốc, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có tác động lan tỏa mạnh mẽ, được xem là một trong những giải pháp chiến lược nâng cao giá trị nông sản, tích hợp đa ngành, phát triển công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống và góp phần xây dựng nông thôn mới.

Những cuốn “sách sống”

Những cuốn “sách sống”

(GLO)- Qua thời gian và với sự phát triển của khoa học công nghệ, cách thức tiếp thu kiến thức từ sách dần thay đổi và đa dạng hơn, từ sách in truyền thống đến sách điện tử, sách nói. Sẽ như thế nào nếu ta được “đọc” một cuốn sách đặc biệt hơn, đó là trò chuyện với người có những trải nghiệm thú vị?

Rạn vỡ vô hình

Rạn vỡ vô hình

Sáng 27/9, thi thể người mẹ của cháu Phúc ở Làng Nủ được tìm thấy sau 17 ngày bị chôn vùi bởi trận lở núi. Nhẹ bớt nỗi niềm. Không chỉ vì thêm một thi thể được may mắn tìm thấy. Mà bởi cảnh 1 đứa bé gầy gò ngày ngày cầm cuốc gắng sức lật đống bùn lầy tìm xác mẹ cứ đào xới vào tâm can nhiều người...

Bảo tồn và phát huy di sản

Bảo tồn và phát huy di sản

Câu chuyện biệt thự “nhà lầu ông Phủ” (ven sông Đồng Nai, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) xôn xao dư luận những ngày qua như một tín hiệu vừa mừng vừa đáng suy ngẫm. Mừng khi cộng đồng ngày càng quan tâm thiết thực đến các giá trị di sản văn hóa.

Lắng nghe trẻ em nói

Lắng nghe trẻ em nói

Phiên họp giả định Quốc hội trẻ em lần thứ 2 - năm 2024 là một sự kiện quan trọng, có ý nghĩa to lớn đối với thiếu nhi VN; khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với công tác bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em.