Cơ hội sưu tầm, bảo tồn võ cổ truyền các dân tộc trên đất Gia Lai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Ngày 22-7, Viện Nghiên cứu-Phát triển và Quảng bá võ học Việt Nam (gọi tắt là Viện Võ học Việt Nam) đã ra mắt Văn phòng đại diện khu vực Tây Nguyên đặt tại TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai). Có thể coi đây là cơ hội tốt để khơi dậy, phát huy giá trị võ cổ truyền của các dân tộc trên địa bàn tỉnh. 
Võ cổ truyền Việt Nam nói chung và võ cổ truyền các dân tộc trên địa bàn Gia Lai nói riêng là mạch nguồn xuyên suốt theo dòng chảy lịch sử của dân tộc. Thời gian qua, đã có một số công trình nghiên cứu được triển khai nhằm sưu tầm, bảo tồn, phát triển và truyền bá những tinh hoa võ thuật của cha ông ta để lại cho con cháu đời sau.
Chia sẻ với chúng tôi, TS. Phạm Đình Phong-Viện trưởng Viện Võ học Việt Nam, tác giả công trình nghiên cứu, biên soạn sách “Lịch sử võ học Việt Nam”-cho biết: “Chúng tôi chọn Gia Lai để đặt Văn phòng đại diện khu vực Tây Nguyên vì đây là vùng đất giàu truyền thống cách mạng; đặc biệt, tại thị xã An Khê có Khu di tích lịch sử Tây Sơn Thượng đạo, là nơi anh em nhà Tây Sơn luyện binh, dựng nghiệp buổi đầu, từ đó hình thành một trong những cái nôi của võ cổ truyền Việt Nam ngày nay”.
Nói đến võ cổ truyền trên vùng đất Tây Sơn Thượng đạo thì không thể không nhắc tới cố võ sư Đoàn Thọ Sơn-người đã cất công sưu tầm, giới thiệu, biểu diễn bài quyền “Độc lư thương” vào năm 1997. Bài quyền này sau đó đã được Liên đoàn Võ thuật cổ truyền Việt Nam chọn đưa vào chương trình huấn luyện thống nhất cho các võ sinh, võ sĩ trên cả nước.
Trước đây, trong một lần trò chuyện với chúng tôi, cố võ sư Đoàn Thọ Sơn cho biết: “Khi dựng cờ khởi nghĩa, lập căn cứ địa tại Tây Sơn Thượng đạo để chiêu mộ anh hùng hào kiệt bốn phương, 3 anh em Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Lữ đã biên soạn và cho tướng sĩ tập luyện bài “Độc lư thương”. Bài này tượng trưng cho sự đoàn kết của 3 anh em nhà Tây Sơn cùng nhau đứng lên dựng cờ khởi nghĩa, vững chắc như thế 3 chân của chiếc lư hương. Trong đó, “độc lư” còn có nghĩa tôn thờ một chủ, thể hiện quyết tâm đồng lòng ủng hộ nghĩa quân Tây Sơn của người dân lúc bấy giờ”.
Các võ sinh biểu diễn môn võ cổ truyền Việt Nam tại lễ ra mắt Văn phòng đại diện Viện Võ học Việt Nam khu vực Tây Nguyên. Ảnh: Minh Vỹ
Các võ sinh biểu diễn võ cổ truyền Việt Nam tại lễ ra mắt Văn phòng đại diện Viện Võ học Việt Nam khu vực Tây Nguyên. Ảnh: Minh Vỹ
Liên quan đến sự ra đời của các bài quyền, thế võ, võ sư Nguyễn Sơn Đông-Trưởng Văn phòng đại diện Viện Võ học Việt Nam khu vực Tây Nguyên-chia sẻ: Đa số các bài đều bắt nguồn từ sự quan sát, bắt chước, mô phỏng của các bậc tiền nhân đối với những động tác của một số loài động vật trong cuộc đấu tranh sinh tồn như: “Lão hổ thượng sơn” (phỏng theo cọp tinh trên núi), “Hùng kê quyền” (mô phỏng gà chọi), Xà quyền (bắt chước loài rắn), Hầu quyền (học theo động tác loài khỉ)…
Võ sư Nguyễn Sơn Đông cho hay: “Đồng bào các dân tộc thiểu số tại Gia Lai gần gũi, gắn bó với thiên nhiên nên có khả năng họ có nhiều thế võ đặc trưng mà lâu nay chúng ta chưa biết đến. Bởi vậy, thời gian tới, chúng tôi sẽ vào một số buôn làng để sưu tầm, bảo tồn và phát triển các thế võ này lên tầm cao mới”.
Tiến sĩ Phạm Đình Phong nói rõ thêm: “Chúng tôi dự định sẽ phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ để nghiên cứu đề tài cấp tỉnh mang tên: “Bảo tồn, phục hưng võ cổ truyền các dân tộc tỉnh Gia Lai”. Đề tài này lấy thị xã An Khê làm trung tâm, từ đó mở rộng sưu tầm một số bài quyền, thế võ của đồng bào Bahnar, Jrai sinh sống quanh địa phương này”.
Đón nhận thông tin Viện Võ học Việt Nam đặt Văn phòng đại diện tại TP. Pleiku, đại võ sư Lê Ngọc Có-Chủ tịch Hội Võ thuật cổ truyền tỉnh-chia sẻ: “Hiện nay, võ cổ truyền đã có mặt ở hầu hết các địa phương trong toàn tỉnh. Mỗi năm, chúng tôi tổ chức 4 kỳ thi nâng cấp với sự tham gia của hàng ngàn võ sinh. Tuy nhiên, thời gian qua, Hội chủ yếu tổ chức tập luyện, thi đấu theo những bài quyền quy định đã có sẵn từ trước. Từ nay trở đi, chúng tôi sẵn sàng hợp tác với Văn phòng để sưu tầm, bảo tồn, phục hưng, phát triển những tinh hoa võ cổ truyền các dân tộc Việt Nam trên địa bàn tỉnh”.
MINH VỸ

Có thể bạn quan tâm

Chư Sê nở rộ phong trào pickleball

Chư Sê nở rộ phong trào pickleball

(GLO)- Cùng với trào lưu chung, pickleball đang là môn thể thao rất được ưa chuộng tại huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai. Địa phương này có số lượng người chơi đông đảo nhất với chất lượng chuyên môn được đánh giá khá cao.

Tennis là một trong những môn thể thao bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi sự phát triển của pickleball. Ảnh: L.V.N

Pickleball “lấn sân” tennis

(GLO)- Pickleball đang có sự phát triển mạnh mẽ trong cả nước và Gia Lai cũng không ngoài cuộc. Môn thể thao mới này thậm chí còn “lấn sân” những môn thể thao truyền thống, đặc biệt là tennis.

Hàng năm, các giải thể dục-thể thao được địa phương tổ chức. Ảnh: K.P

Ia Nhin đẩy mạnh phong trào thể dục thể thao quần chúng

(GLO)- Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, thời gian qua, cấp ủy, chính quyền xã Ia Nhin (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã quan tâm, đẩy mạnh các hoạt động thể dục thể thao, góp phần nâng cao đời sống, sức khỏe, tình đoàn kết trong cộng đồng dân cư.

Cung đường chạy của giải đi qua các thắng cảnh đẹp của Gia Lai. Ảnh: Văn Ngọc

Gia Lai City Trail 2024: Thêm trải nghiệm, tăng sự hấp dẫn

(GLO)-Cuối tuần này, phố núi Pleiku lại sôi động với Giải chạy Gia Lai City Trail 2024-Giấc mơ đại ngàn. Với khoảng 6.800 vận động viên (VĐV) trong và ngoài nước tham dự, lại có thêm nhiều hoạt động trải nghiệm đi kèm, giải chạy này hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn và để lại ấn tượng đẹp trong lòng mỗi người.

U80 vẫn đam mê chạy bộ

U80 vẫn đam mê chạy bộ

(GLO)- Dù tuổi cao nhưng vợ chồng ông Lê Đình Quốc (SN 1950, tổ 7, phường Thống Nhất, TP. Pleiku) và bà Lê Thị Thu (SN 1952) vẫn tham gia đều đặn các giải chạy bộ trong và ngoài tỉnh. Sức khỏe và nghị lực của cặp runner U80 này khiến nhiều người thán phục.