Cô giáo–Chị nuôi ở vùng khó Ia Pa

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Để níu giữ được học sinh ở lại trường phục vụ dạy học 2 buổi/ngày, các cô giáo ở xã Ia Tul, huyện Ia Pa, tỉnh Gia Lai đã thay phiên nhau chở cơm từ bếp ăn ở điểm trường chính đến các điểm trường lẻ trong các thôn, làng xa cho học sinh của mình được ăn, ở, ngủ tại trường. 
Không ngại đường xa, chỉ lo cơm đổ 
Năm học 2018-2019, Trường Mầm non Họa Mi có 5 lớp, 145 học sinh từ 3-5 tuổi đều là con em đồng bào dân tộc Jrai trong xã; trong đó có 2 lớp ở điểm trường chính thôn Bih A, còn lại 3 lớp ở các điểm trường lẻ thôn Bih B, Tờ Khế và Blanh. Hàng ngày, 3 cô cấp dưỡng của trường phân công nhau sang chợ thị xã Ayun Pa mua thực phẩm đủ cho các cháu ăn bữa trưa và bữa xế chiều trong ngày. 
Gần 10 giờ sáng, khi sắp kết thúc buổi học cũng là lúc 3 cô cấp dưỡng là Trần Thị Ngọc Dung, Nguyễn Thị Hải và Kpă H’Briu chuẩn bị xong cơm trưa cho các cháu. Một phần đồ ăn được để lại trường chính cho các cháu học tại đây ăn, phần còn lại được chia ra đựng trong 9 chiếc xô bằng INOX để các cô giáo dạy ở 3 điểm trường lẻ về lấy. Mỗi cô chở 3 xô đựng cơm, thịt, canh tòng teng trên chiếc xe hon đa của mình lên đường về lại điểm trường làng cho học sinh của mình.
Lên đường đưa cơm cho học trò. Ảnh: Đức Phương
Lên đường đưa cơm cho học trò. Ảnh: Đức Phương
Sáng đó, chúng tôi theo chân cô giáo Lê Thị Hồng (SN 1987) lên đường đưa cơm đến điểm trường thôn Blanh cho 32 cháu nhỏ ở đây. Sau khi cô Hồng ngồi yên trên chiếc xe hon đa Wave của mình, các cô cấp đưỡng phụ giúp xách 3 xô đồ ăn treo lên xe. Cô Hồng ngồi kẹp xô cơm to ở giữa xe, hai bên tay lái treo lủng lẳng 2 xô đồ ăn gồm thịt kho và canh. Trông bóng cô Hồng chạy xe hon đa “tay xách nách mang, đồ cồng kềnh” trên con đường uốn lượn băng qua cánh đồng hơn 1 cây số từ trường chính về điểm trường làng mà ái ngại. Nhưng cô Hồng nói đầy tự tin: “Bọn em quen rồi anh. Không ngại đường xa đâu, chỉ lo cơm đổ thổi!”
Các cô giáo nơi đây vẫn nhớ như in câu chuyện cách đây vài năm, con đường từ trường chính về thôn Blanh còn là đường đất trơn trượt. Trưa hôm đó trời mưa to, cô Hồng về trường chính chở cơm cho học trò. Khi đến khúc cua ở giữa cánh đồng, do đường trơn nên cả người và xe lao xuống ruộng. Quên cả cơn đau, cô quáng quàng chụp lấy xô cơm và đồ ăn, nhưng tất cả đã bị vùi vào bùn đất. Vậy là cô ngồi giữa ruộng khóc òa. Trưa đó, các cô giáo phải vào quán trong làng mua mì tôm về nấu cho học trò ăn đỡ. Nhìn các em học sinh đói bụng hì hụp ăn mì tôm trong buổi trưa muộn mà các cô rơm rớm nước mắt.
Cố gắng để duy trì sĩ số học sinh
Không chỉ ở điểm trường chính, gần 4 năm nay, Trường Mẫu giáo Họa Mi, xã Ia Tul, huyện Ia Pa mở rộng phục vụ bữa ăn bán trú cho học sinh ở các điểm trường làng. Đây là giải pháp để trường giữ chân các cháu ở lại trường phục vụ việc dạy 2 buổi/ngày. “Vì nếu buổi trưa để các em về nhà ăn cơm thì buổi chiều hầu hết sẽ theo cha mẹ lên nương rẫy mà không quay lại lớp học nữa”-cô giáo Hiệu trưởng Trương Trần Thị Sao Băng cho hay.
Do điều kiện kinh tế khó khăn nên hầu hết gia đình lựa chọn cách nộp tiền ăn cho các cháu vào mỗi buổi sáng đưa con đến trường (12.000 đồng/cháu/ngày). “Số tiền này sẽ dùng để mua thịt, cá, sữa chua cho các cháu, còn gạo thì nhà trường và UBND xã đi xin, rau thì các cô tự trồng trong khuôn viên của trường”-cô Băng nói.
Cô giáo Lê Thị Hồng, Trường Mầm non Họa Mi xã Ia Tul đưa cơm đến điểm trường thôn Blanh cho học trò ăn trưa. Ảnh: Đức Phương
Cô giáo Lê Thị Hồng, Trường Mầm non Họa Mi xã Ia Tul đưa cơm đến điểm trường thôn Blanh cho học trò ăn trưa. Ảnh: Đức Phương
Triển khai bữa ăn bán trú, dù có thêm công việc, vất vả hơn nhưng các cô giáo không kêu ca phàn nàn mà vẫn chuyên tâm hết lòng chăm sóc cho học sinh. “Mỗi ngày đều đặn 2 lần vào buổi trưa và xế chiều chạy về trường chính chở đồ ăn cho các cháu vì ở điểm trường lẻ không có tủ lạnh bảo quản đồ ăn. Khi các con ăn xong thì các cô giáo cùng nhau dọn dẹp, rửa chén bát sạch sẽ rồi cho các con đi ngủ”-cô Ksor Hiệp dạy ở điểm trường buôn Tờ Khế cho hay.
Vào ngày mùa, không chỉ riêng ở xã Ia Tul, ở hầu hết các trường bậc mầm non và tiểu học trong huyện vùng khó Ia Pa, các em học sinh dân tộc thiểu số Jrai thường theo cha mẹ lên nương rẫy để có người nấu cho ăn và tiện việc trông nom, các lớp học ở điểm trường làng thường có tỷ lệ học sinh vắng học dài ngày tăng cao. Chính vì thế, vài năm nay, Phòng GD và ĐT huyện Ia Pa đã chỉ đạo các trường mầm non và tiểu học tổ chức bếp ăn bán trú để tìm cách níu giữ học sinh ở lại trường để tổ chức dạy 2 buổi/ngày. 
“Các năm trước, thời điểm trước và sau Tết Nguyên đán đúng vào mùa thu hoạch mì nên học sinh bậc mầm non và tiểu học nghỉ học dài ngày theo cha mẹ lên nương rẫy nhiều, nhất là ở các điểm trường làng. Nhưng hai năm nay, nhờ các cô giáo không ngại khó, ngại khổ để mở rộng bếp ăn bán trú, phục vụ bữa ăn trưa cho học sinh nên các em đi học cũng đều hơn, tỷ lệ học sinh bỏ học dài ngày giảm rõ rệt. Đây là điều kiện cần để ngành từng bước nâng cao chất lượng dạy và học”- Trưởng Phòng GD-ĐT Ia Pa-ông Phạm Văn Đức cho hay.
       Đức Phương

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.