Cô gái Việt và chàng trai Hàn nên duyên từ chiếc mũ bỏ quên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Có lẽ người trong cuộc cũng không thể ngờ rằng chuyến du lịch Philippines ấy đã giúp họ tìm được một nửa của đời mình.
Nhân vật chính trong chuyện tình lãng mạn này là Vũ Hải Yến (1986) và anh chàng người Hàn Quốc bằng tuổi, Kwon Petrus.
Cô dâu Hải Yến và chú rể người Hàn Quốc Kwon Petrus.
Cô dâu Hải Yến và chú rể người Hàn Quốc Kwon Petrus.
Yến và Kwon Petrus gặp nhau trong chuyến du lịch đến Philippines. Tại đây, Yến vô tình bỏ quên mũ ở một nhà hàng. Khi quay lại tìm mũ, Yến khiến Petrus để ý và anh chàng tiến tới làm quen với cô.
Ở Hàn Quốc, Kwon Petrus từng là trưởng phòng của một công ty xuất nhập khẩu. Anh sang Philippines một tuần để gặp mặt bạn bè và tìm cơ hội đầu tư. Petrus kể rằng, sau khi đáp chuyến bay đến đất nước này, anh mệt mỏi, buồn ngủ nhưng rất muốn ra ngoài.
Anh đi bộ hơn 4 km. Khi nhìn thấy Hải Yến, bị thu hút bởi cô gái này. Cảm giác thân quen khiến anh lập tức lại gần bắt chuyện.
Sau đó, họ tìm hiểu về nhau và nửa năm sau họ nhận lời yêu dù khác biệt về địa lý, văn hóa. Ngày 1-4-2018, Yến và Petrus đã tổ chức đám cưới, chính thức trở thành một nửa của nhau.

 Petrus nói: “Tôi không quan tâm một người đến từ đất nước nào, làm công việc gì. Tôi chỉ quan tâm người đang ở trước mặt mình, cô ấy là ai”.
Petrus nói: “Tôi không quan tâm một người đến từ đất nước nào, làm công việc gì. Tôi chỉ quan tâm người đang ở trước mặt mình, cô ấy là ai”.
Chào Petrus, lý do gì khiến Petrus rời Hàn Quốc để sang Việt Nam sống? Phải chăng lý do lớn nhất là Hải Yến?
Trước đây, mình đã có rất nhiều dự định cho công việc như sang Mỹ hoặc quay lại Úc để làm việc. Tuy nhiên mọi dự định đó liên tục bị trì hoãn. Từ khi gặp Yến  mình cảm thấy muốn tìm hiểu không chỉ con người mà cả đất nước cô ấy sống. 
Thật sự trong đầu mình không quan tâm một người đến từ đất nước nào, làm công việc gì, chỉ quan tâm người đang ở trước mặt mình, cô ấy là ai? Mình đã quyết định sang Việt Nam tìm Yến.
Khi Petrus quyết định sang Việt Nam sinh sống và làm việc, phản ứng của gia đình bạn thế nào?
Cả bố và mẹ mình trước giờ đều không can thiệp quá nhiều vào chuyện tình cảm của mình, nhưng việc đến một đất nước khác vì cô ấy, mẹ mình không vui. 
Mình đã thuyết phục được bà khi kể mọi thứ về Yến, về Việt Nam và nói rằng mình muốn làm chủ tình yêu, cuộc sống của mình. Bố mình là người ủng hộ mình hơn cả vì bố rất hiểu biết về Việt Nam. Ông tự học tiếng Việt tại nhà đã nhiều năm rồi.
Buổi hẹn hò đầu tiên tại Việt Nam của Petrus như thế nào?
Lần đầu đến Việt Nam, Yến đưa mình đi thăm quan Hà Nội. Cả hai đi dạo quanh Hồ Gươm, Văn Miếu Quốc Tử Giám. Yến còn đưa mình đi quán ăn vỉa hè, mọi thứ ở đây đều rất dễ chịu, không khó để hòa đồng.
Hơn một năm sống tại Việt Nam, cảm nghĩ của bạn về con gái Việt như thế nào?
Mình thấy phụ nữ Việt Nam rất chăm chỉ và năng động, xinh đẹp. Họ làm rất nhiều việc hàng ngày và đáng được mọi người tôn trọng.
 “Petrus luôn nhường nhịn và chia sẻ, lắng nghe mình”, Hải Yến nói.
“Petrus luôn nhường nhịn và chia sẻ, lắng nghe mình”, Hải Yến nói.
Thế còn Yến, bạn có thể có thể chia sẻ điều gì khiến bạn yêu nhất ở Petrus không?
Anh Petrus là một người ấm áp, hiền lành. Ngay từ lần gặp đầu tiên mình đã cảm nhận được sự nhẹ nhàng, thân thiện từ anh. Trong tình yêu, Petrus rất đàn ông, nhường nhịn và luôn chia sẻ, lắng nghe mình.
Khi biết con gái muốn lấy người Hàn Quốc, ba mẹ bạn đã phản ứng như thế nào?
Có lẽ chính vì sự chân thành của Petrus đã khiến ba mẹ mình cảm thấy yên tâm, yêu quý anh ấy. Ba mẹ mình còn hay bênh vực Petrus. Cụ thể khi hai đứa có lỡ giận dỗi điều gì, ba mẹ mình lại đứa về phía anh ấy.  
Sau khi sang Hàn Quốc và tiếp xúc với gia đình của Petrus, bạn có cảm nhận như thế nào về họ?
Gia đình anh Petrus sống tình cảm, đặc biệt là bố anh ấy rất yêu Việt Nam, ông đã tự học tiếng Việt cách đây 6 năm, khi chúng mình còn chưa biết nhau. Còn mình với mẹ anh Petrus, đôi khi phải dùng ngôn ngữ hình thể để nói chuyện nhưng hai người luôn cảm thấy thân thiết.
Mẹ anh ấy quan tâm mình từ những điều nhỏ nhất như sấy tóc, dạy nấu ăn cho mình hay đưa con dâu đi mua quần áo, mĩ phẩm.
 
Khi yêu và giờ đã về một nhà, đã bao giờ hai bạn cãi nhau chưa? Lý do cãi nhau giữa hai người thường là gì?
Chúng mình có cãi nhau chủ yếu do bất đồng về lối sống và khác biệt về văn hóa. Ở Hàn hay nhậu và đi chơi khuya, mình không thích Petrus như thế. Chúng mình đều nói thích và không thích gì để tự điều chỉnh. 
Hiện tại Petrus có thể đi xe máy, ăn món Việt mình thích, mình cũng có thể ăn món Hàn anh ấy thích.
Mỗi lần cãi nhau không cần biết ai đúng sai, Petrus đều chủ động làm lành. Có những hôm cãi nhau to, anh ấy bỏ ra ngoài và hỏi mình: “Em cần bao lâu để giải quyết vấn đề của mình?". Mình nói cần hai tiếng và sau hai tiếng, anh ấy quay lại với một bó hoa to.
Hải Yến có thể chia sẻ thêm về dự định tương lai của hai bạn không?
Sắp tới chúng mình dự định sẽ mở một cửa hàng ăn bán kim chi và các món Hàn với mức giá vừa phải.
Bên cạnh đó, hai đứa cũng muốn quay những đoạn clip ngắn nói về văn hóa Hàn cũng như giải đáp câu hỏi của các bạn về cuộc sống, văn hóa, du học...
Cảm ơn hai bạn về những chia sẻ dễ thương này. Chúc Yến và Petrus luôn hạnh phúc và thành công trong cuộc sống!
Thùy Linh-Thu Uyên (Vietnamnet)

Có thể bạn quan tâm

Thầy Vũ Văn Tùng (thứ 3 từ phải sang, người đại diện Tủ bánh mì 0 đồng) phối hợp với Trường THCS Phạm Hồng Thái và UBND xã Chư Băh trao tặng nhà nhân ái cho em Nay H'Ngan (thứ 2 từ phải sang). Ảnh: Vũ Chi

Tủ bánh mì 0 đồng trao tặng nhà nhân ái cho em Nay H’Ngan

(GLO)- Hưởng ứng chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước, sáng 30-3, thầy giáo Vũ Văn Tùng-người phụ trách Tủ bánh mì 0 đồng phối hợp với Ban Giám hiệu Trường THCS Phạm Hồng Thái, UBND xã Chư Băh (thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) trao tặng nhà nhân ái cho em Nay H’Ngan.

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

(GLO)- Hơn 25 năm gắn bó với ngành bảo hiểm nhân thọ, chị Nguyễn Thị Mỹ Hiệp - Giám đốc Công ty Bảo hiểm Prudential tại Gia Lai luôn kiên định với triết lý: “Bán hàng bằng trái tim”.

Thi thiết kế báo tường mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Thi thiết kế báo tường mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

(GLO)- Nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tạo cơ hội cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thể hiện sự sáng tạo, kỹ năng vẽ, viết…Huyện Đoàn Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tổ chức cuộc thi thiết kế báo tường với chủ đề “Tuổi trẻ Chư Păh tự hào, vững tin theo Đảng”.

Ông Kpă Blon (bìa phải) trò chuyện với thanh niên trong làng về việc đảm bảo an ninh trật tự.Ảnh: R.H

“Đầu tàu” của làng Đút

(GLO)- Nhắc đến ông Kpă Blon (SN 1984, làng Đút, xã Ia Lâu, huyện Chư Prông, tỉnh Gia Lai), ai cũng dành cho ông sự quý trọng. Không chỉ tận tâm hòa giải mâu thuẫn, giữ gìn sự bình yên cho buôn làng, ông còn tích cực hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, cải thiện đời sống.

Chị Lê Thị Luyên trao đổi với anh Đinh Klet-Bí thư Chi Đoàn làng Dơ Nông Ó về mô hình tủ sách pháp luật điện tử của Đoàn xã Kông Htok. Ảnh: R.H

“Thủ lĩnh” thanh niên ở Kông Htok

(GLO)- Trong vai trò “thủ lĩnh” thanh niên cùng tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo, chị Lê Thị Luyên-Bí thư Đoàn xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã có nhiều đóng góp trong công tác Đoàn, góp phần thay đổi nhận thức và đời sống của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở địa phương.

Hội trại truyền thống 26-3: Giáo dục kỹ năng cho thanh-thiếu niên từ hoạt động trải nghiệm

Hội trại truyền thống 26-3: Giáo dục kỹ năng cho thanh-thiếu niên từ hoạt động trải nghiệm

(GLO)- Hòa chung không khí sôi nổi của Tháng Thanh niên và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3), tại một số tổ chức Đoàn-Đội trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã diễn ra hội trại truyền thống với chủ đề: “Suối nguồn”, “Khát vọng thanh niên”, "Khát vọng tuổi trẻ"..

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

Nhân lên niềm hạnh phúc trong mỗi nếp nhà

(GLO)- Hạnh phúc không phải là đích đến mà là hành trình chúng ta đi qua mỗi ngày. Khi ta biết cách nhân lên niềm hạnh phúc, cuộc sống trở nên ý nghĩa, nhẹ nhàng và đáng sống hơn. Đó là cách mà nhiều gia đình đang tạo lập cũng như chung tay gìn giữ.