Cô gái từ chối giấc mơ Mỹ vì tình yêu Việt Nam

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đinh Lê Ngọc Oanh đã trải qua lần phỏng vấn căng thẳng tại Đại sứ quán Mỹ và chỉ chờ lấy visa, tuy nhiên, tình yêu với người bạn từ thuở áo trắng đến trường đã khiến Oanh từ chối đất nước của những giấc mơ này.

Đinh Lê Ngọc Oanh, 27 tuổi (ngụ đường Nguyễn Trường Tộ, Đà Nẵng, cựu sinh viên Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng) chưa thể quên quãng thời gian đầy khó khăn của mình, kéo dài suốt từ năm 2013 - 2015. Đó là khi gia đình hai bên đều muốn Oanh sang Mỹ định cư, họ hàng của cô ở Mỹ rất đông. Có thể Oanh sẽ phải tạm quên đi tấm bằng cử nhân mới nhận được và bắt tay vào công việc làm nail (làm móng - PV) quen thuộc nơi xứ người.

 

Ngọc Oanh (bìa phải) tham gia nhiều hoạt động tình nguyện.
Ngọc Oanh (bìa phải) tham gia nhiều hoạt động tình nguyện.

Trong khi đó, Oanh mới gặp lại người bạn cô từng quen từ thời trung học. Nam cán bộ Đoàn điển trai, hài hước, luôn sôi nổi, nhiệt tình trong các chiến dịch tình nguyện đã khiến Oanh thần tượng. Oanh hiểu rằng, anh chính là sợi dây để giữ cô ở lại quê hương.

Oanh nhiều lần nói thẳng với ba mẹ quan điểm, cô sẽ không đi Mỹ, gia đình cô nhiều lần tranh cãi vì vấn đề này. Để chiều lòng mọi người, Oanh cũng đi học thêm Anh văn, đi phỏng vấn tại đại sứ quán. Năm 2015, khi mọi giấy tờ thủ tục sắp xong xuôi, Oanh bày tỏ với nhân viên đại sứ quán, cô muốn ở lại. 6 tháng sau ngày phỏng vấn, phía đại sứ quán gọi điện xác minh lại một lần nữa, Oanh vẫn kiên định trả lời: Tôi sẽ ở lại  Việt Nam (VN).

“Khi tôi chọn ở lại, rất nhiều người nói tôi bị điên. Gia đình giận dữ tôi, mọi sự thất vọng đều dồn về tôi. Bản thân tôi khi đó cũng chới với vì không biết rồi sẽ như thế nào. Lúc đó trong đầu tôi chỉ một suy nghĩ đã chọn ở lại thì nhất định sống cho thật đáng sống và phải thành công. Tôi từ bỏ Mỹ có lẽ bởi ở VN có quá nhiều thứ gắn bó với tôi. Tôi yêu VN. Tôi sợ cảm giác lạc lõng nơi xứ người”, Oanh nhớ lại.

Hiện Oanh đang là giáo viên dạy môn địa lý tại Trường THCS Lê Thị Hồng Gấm, đồng thời giảng dạy Anh văn tại Trung tâm ECA, Đà Nẵng. Trước đó, cô cũng là giáo viên dạy kỹ năng sống cho trẻ em tại các nhà thiếu nhi thành phố.

Là một nữ sinh năng động, từ ngày còn là sinh viên, Oanh đã tham gia nhiều hoạt động tình nguyện hè. “Tôi đã đi về nhiều vùng xa xôi để sẻ chia, cảm thấy cuộc sống còn nhiều điều ý nghĩa. Tôi hạnh phúc khi được hái ớt, trồng cây cùng các em thiếu nhi, được nhìn thấy các em nhỏ biết đọc từng con chữ, bà con dân làng được đi trên con đường mình xây dựng. Tôi đã mạnh dạn, tự tin, cởi mở và sống ý nghĩa hơn từ mỗi chuyến đi như thế”, Oanh chia sẻ.

Oanh luôn quan niệm, dù mình làm bất cứ công việc, vị trí nào cũng cần phải có chữ “tâm” đầu tiên, đó là chìa khóa để cô trải qua công việc của một giáo viên dạy kỹ năng sống, dạy địa lý, tiếng Anh thành công, được nhiều học trò và phụ huynh yêu mến.

Yêu ca hát và hát rất hay, có năng khiếu trình bày trước đám đông, Oanh giành nhiều giải thưởng ca hát và hùng biện của TP.Đà Nẵng. Mới đây, Oanh giành giải nhì cuộc thi tiếng hát P.Xuân Hà.

“May mắn lớn nhất của tôi, đó là được làm công việc dạy học yêu thích của mình. Tôi không muốn tới Mỹ, một phần vì VN có quá nhiều điều để yêu. Nơi mà trái tim tôi yêu nhất đó chính là Sài Gòn. Con người và ẩm thực nơi đây quá tuyệt vời. Có khi tôi nhớ Sài Gòn đến nỗi mua vé máy bay đi về trong ngày, vào tới nơi chỉ để hít hà không khí xô bồ, nhộn nhịp, ăn một đĩa ốc xào, xem một vở kịch rồi về cho đỡ nhớ”, Oanh chia sẻ.

Oanh và bạn trai vẫn đang chờ đợi một ngày đẹp trời để lên xe hoa. Bạn trai Oanh là điểm tựa, bờ vai tiếp cho cô sức mạnh, niềm tin trên mỗi hành trình. “Có thể sang Mỹ, điều kiện vật chất tốt hơn nhưng với tôi thiên đường là nơi mà trái tim mình thật sự thấy bình yên. Đó là VN”, Oanh tâm sự.

Thúy Hằng/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Mang yêu thương về buôn làng

Mang yêu thương về buôn làng

(GLO)- Với tấm lòng yêu thương và chia sẻ, nhóm thiện nguyện “Kiên Giang chung một tấm lòng” đã lặn lội đến tận các buôn làng ở Gia Lai để trao tận tay những phần quà nghĩa tình cho người nghèo.

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

Chàng trai 9X ở Chư Sê khởi nghiệp thành công từ mô hình nuôi hươu sao

(GLO)- Từng có công việc ổn định ở nước ngoài, anh Đào Huy Phong (SN 1996, trú tại tổ 10, thị trấn Chư Sê, huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã trở về Chư Sê khởi nghiệp từ mô hình nuôi hươu sao. Quyết định táo bạo ấy giúp anh có thu nhập ổn định, mở ra hướng phát triển kinh tế mới trên quê hương.

Không để khó khăn cản trở ước mơ

Không để khó khăn cản trở ước mơ

(GLO)- Đó là những chia sẻ đầy xúc động của các sĩ tử đặc biệt tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại tỉnh Gia Lai. Có em bị khuyết tật bẩm sinh, có em không may bị tai nạn giao thông ngay trước kỳ thi, dẫu khó khăn nhưng các em vẫn không từ bỏ hành trình chinh phục tri thức.

Chị Hoàng Thị Thu Thảo-Công an xã Hòa Phú, huyện Chư Păh bên tác phẩm đạt giải nhất của mình. Ảnh: Đinh Yến

Lan tỏa giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của gia đình

(GLO)- Hưởng ứng ngày Gia đình Việt Nam (28-6), Sở Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về gia đình với chủ đề “Gia đình hạnh phúc-Quốc gia thịnh vượng”. Cuộc thi nhằm tạo sự lan tỏa về chuẩn mực, giá trị đạo đức và truyền thống tốt đẹp của gia đình.

Top 4 bộ sách kỹ năng sống trẻ em nên đọc trong mùa hè này

Top 4 bộ sách kỹ năng sống trẻ em nên đọc trong mùa hè này

Mùa hè được xem là khoảng thời gian để trẻ nghỉ ngơi, vui chơi và khám phá thế giới xung quanh, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ đối với trẻ nhỏ. Bốn bộ sách kỹ năng sống của Đinh Tị Books cho trẻ nhỏ dịp hè sẽ giúp các em những kỹ năng tự bảo vệ bản thân, để có một mùa hè thật vui và ý nghĩa.

'Phù thủy' của những món đồ tái chế

'Phù thủy' của những món đồ tái chế

Đối với tôi, được biết và lắng nghe câu chuyện sống xanh của chị Nguyễn Thị Giang là một cái duyên, là điều may mắn và hạnh phúc, bởi chị đã truyền cảm hứng cho không chỉ bản thân tôi mà rất nhiều người khác về lối sống hạn chế rác thải, tái chế những gì có thể để bảo vệ môi trường của chúng ta.

“Cháy” hết mình với nghề

“Cháy” hết mình với nghề

(GLO)- Họ là những phóng viên luôn “cháy” hết mình với nghề. Không quản ngại khó khăn, họ sẵn sàng xông pha, dấn thân… để đem đến cho bạn đọc, khán thính giả những thông tin giá trị, hấp dẫn, sinh động và mang đậm hơi thở cuộc sống.

null