Có công khai mới minh bạch

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Tại phiên họp 26 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cho ý kiến Báo cáo kết quả kiểm toán năm 2023, dự kiến kế hoạch kiểm toán năm 2024, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nhắc nhở Kiểm toán Nhà nước 'có vẻ ngày càng giảm nhiệt đi'.

Chủ tịch Quốc hội cũng nhiều lần nhấn mạnh đến tầm quan trọng việc công khai, minh bạch các báo cáo kiểm toán, không chỉ để khẳng định sức mạnh của kiểm toán, mà còn để dư luận giám sát hoạt động kiểm toán.

Là người từng đảm nhận vị trí Tổng kiểm toán Nhà nước (KTNN), Chủ tịch Quốc hội hiểu rõ vai trò quan trọng của kiểm toán trong kiểm tra, kiểm soát việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công. Thời kỳ đó, sự sôi nổi không chỉ ở số lượng các chuyên đề, tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước... được kiểm toán; tỷ lệ cao các kiến nghị kiểm toán được thực hiện, mà còn ở các cuộc họp báo công khai, nơi kiểm toán viên "toát mồ hôi" chuẩn bị cho việc truy vấn của báo chí.

"Bao giờ cho đến ngày xưa", câu cảm thán của Chủ tịch Quốc hội phần nào cho thấy sự giảm nhiệt vai trò của KTNN cũng như việc báo chí hay người dân hiện không có nhiều cơ hội tiếp cận, không thể giám sát các đơn vị được kiểm toán vi phạm, sai phạm đến đâu, khắc phục ra sao.

Đáng buồn là câu chuyện không công khai kịp thời báo cáo kiểm toán không hề mới. Thời điểm khi xây dựng luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi, Ủy ban Tư pháp của Quốc hội đã nhắc nhở và đề nghị bổ sung thời hạn công khai. Lý do trước đó luật dù đã có quy định về công khai, nhưng lại không quy định rõ thời hạn, dẫn đến việc chậm công khai, làm giảm hiệu lực, hiệu quả của kiểm toán.

Không chỉ vậy, tỷ lệ thực hiện các kết luận, kiến nghị kiểm toán những năm qua đạt ở mức thấp càng làm giảm vai trò vốn có của KTNN. Ủy ban Tư pháp cũng từng đặt vấn đề "vì sao số chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra những vụ việc có dấu hiệu vi phạm lại ít"?

Mặt khác, nhiều báo cáo kiểm toán liên quan đến quản lý sử dụng ngân sách, tài sản công của các tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước cũng không hoặc chậm được công bố. Thậm chí, nhiều báo cáo được gắn dấu mật nên càng không phải công khai. Tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng cần tránh lạm dụng "mật", có như vậy mới phát huy được vai trò giám sát hậu kiểm toán.

Đặc biệt, với đối tượng kiểm toán rất nhạy cảm (quản lý sử dụng tài sản công - PV), trong trường hợp báo cáo kiểm toán công bố không chi tiết, chung chung; hoặc chưa làm rõ sai phạm, không kiến nghị cụ thể việc xử lý; hoặc kiến nghị nhưng thiếu giám sát khiến tỷ lệ thực hiện kết luận kiểm toán thấp - đều dễ có nguy cơ bị lợi dụng, thậm chí có sự thỏa thuận với đối tượng kiểm toán.

Có công khai mới minh bạch. Để không bị giảm sút vai trò quan trọng như một thiết chế độc lập của Quốc hội, thì KTNN phải tự thay đổi, không chỉ xác định mục tiêu kiểm toán cụ thể, tập trung vào các vấn đề nóng, thời sự, mà phải công khai, minh bạch từ kế hoạch, hoạt động đến kết luận kiểm toán. Kiểm toán giám sát, kiểm tra đối tượng kiểm toán và người dân phải được quyền giám sát lại hoạt động kiểm toán.

Có thể bạn quan tâm

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

Diện mạo hành chính mới tạo động lực để đất nước phát triển

(GLO)- Sau một thời gian gấp rút chuẩn bị, chỉ còn vài ngày nữa, đất nước ta chính thức bước vào cuộc chuyển mình vĩ đại nhất kể từ ngày thống nhất non sông. Sự thay đổi về mô hình chính quyền địa phương lần này sẽ đem lại diện mạo hành chính mới, tinh gọn, năng động, hiệu lực, hiệu quả.

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

Dân đồng tình ủng hộ, sao cán bộ lại tâm tư?

(GLO)-Đó là câu hỏi mà Tổng Bí thư Tô Lâm đặt ra tại buổi làm việc với Đảng ủy MTTQ Việt Nam và các đoàn thể Trung ương vào sáng 23-6 khi có một bộ phận cán bộ băn khoăn, day dứt vì thực hiện sắp xếp các tổ chức Mặt trận, đoàn thể nói riêng và sắp xếp, sáp nhập bộ máy hệ thống chính trị nói chung.

Học kỹ, thi thật!

Học kỹ, thi thật!

Việc chuyển giao toàn bộ quy trình sát hạch, cấp, đổi bằng lái xe từ Bộ GTVT sang Bộ Công an, cụ thể là giao cho lực lượng CSGT đảm nhận, đánh dấu một bước ngoặt trong công tác quản lý người điều khiển phương tiện giao thông tại VN.

Nhìn mình đi

Nhìn mình đi

"Nếu như nói một ngày nào đó trong trường học không còn bạo lực, thì tôi có thể nói được, đó là ngày mà người lớn không còn đánh nhau nữa. Ngày đó, trẻ con sẽ nhìn nhau bằng ánh mắt yêu thương thuần túy mà thôi".

Phát huy sức mạnh văn hóa

Phát huy sức mạnh văn hóa

Khi các giá trị văn hóa, di sản và nghệ thuật tạo ra lợi nhuận nó không chỉ tự “nuôi sống” mình mà còn góp phần tạo thêm những nguồn lực mới, tác động tích cực đến các lĩnh vực khác của ngành công nghiệp văn hóa.

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Thấy gì từ thu thuế đất tăng?

Số liệu của Bộ Tài chính cho biết, thu thuế từ nhà, đất đạt 198,3 nghìn tỉ đồng, tăng 105% so cùng kỳ 2024. Không chỉ bổ sung cho ngân sách một khoản quan trọng, đằng sau con số đột biến này còn rất nhiều vấn đề cần mổ xẻ thấu đáo để tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát huy tối đa nội lực.

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Cuộc đối thoại về niềm tin và nghĩa vụ

Nghị định 70/2025/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định: hộ kinh doanh có doanh thu trên 1 tỷ đồng/năm, hoạt động trong các lĩnh vực tiêu dùng trực tiếp như quán ăn, khách sạn, bán lẻ, vận tải... bắt buộc phải sử dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền, kết nối trực tiếp với cơ quan thuế.

Phòng ngừa rủi ro UAV

Phòng ngừa rủi ro UAV

Trong chuyến đi đến thủ đô Washington D.C của Mỹ vào cuối năm 2024, người viết từng có ý định mang theo một chiếc flycam (máy bay không người lái - UAV - chuyên chụp hình, quay phim) loại nhỏ để phục vụ công việc.

null