Chuyên gia: Các loại rau củ không nên ăn sống

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một số loại rau củ sống chứa nhiều vi khuẩn, hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe nói chung.

Rau củ và trái cây là một phần trong chế độ ăn cân bằng, lành mạnh. Nhiều người lầm tưởng rằng ăn rau sống sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng và giúp giảm nguy cơ mắc một số bệnh.

Tuy nhiên, rau sống có thể chứa các vi khuẩn gây hại như E. coli hoặc trứng sán dây, ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

Bà Deepika Jayaswal, chuyên gia dinh dưỡng tại Ấn Độ, cho biết nhiệt độ cao sẽ phá vỡ các chất xơ cứng và vô hiệu hóa các hợp chất có hại trong rau.

Dưới đây là một số loại rau củ có thể ảnh hưởng đến sức khỏe khi ăn sống, theo trang sức khỏe HealthShots (Ấn Độ).

Khoai tây sống có thể gây khó tiêu, đầy hơi và co thắt dạ dày. Ảnh: Pexels

Khoai tây sống có thể gây khó tiêu, đầy hơi và co thắt dạ dày. Ảnh: Pexels

Khoai tây

Khoai tây sống gây khó tiêu, đầy hơi và co thắt dạ dày. Ngoài ra, chúng còn chứa solanine, có thể gây nôn mửa, tiêu chảy và đau bụng khi ăn quá nhiều. May mắn là khi nấu chín, solanine trong khoai tây sẽ bị phân hủy và không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Cà tím

Tương tự như khoai tây, cà tím sống cũng có chứa solanine, gây buồn nôn, nôn mửa và các vấn đề tiêu hóa khác. Cà tím nướng hoặc xào không những thơm ngon mà còn tốt cho sức khỏe.

Cà tím sống cũng có chứa solanine, gây buồn nôn, nôn mửa và các vấn đề tiêu hóa khác. Ảnh: Shutterstock

Cà tím sống cũng có chứa solanine, gây buồn nôn, nôn mửa và các vấn đề tiêu hóa khác. Ảnh: Shutterstock

Rau chân vịt

Bà Jayaswal tiết lộ rau chân vịt sống thường chứa vi khuẩn E. coli, gây đau dạ dày và các vấn đề tiêu hóa. Nấu chín rau chân vịt giúp ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn E. coli và giải phóng nhiều chất dinh dưỡng.

Bông cải xanh

Bông cải xanh nấu chín sẽ dễ tiêu hóa và chứa nhiều dinh dưỡng hơn bông cải xanh sống. Dù hấp hay xào, bông cải xanh vẫn giữ được các chất dinh dưỡng và giảm nguy cơ bị đầy hơi.

Bắp cải tí hon

Bắp cải tí hon là thực phẩm giàu dinh dưỡng. Khi nấu chín, chúng không chỉ tăng hương vị mà còn dễ tiêu hóa hơn.

Có thể bạn quan tâm

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Ăn kiêng thịt động vật, sao mỡ máu vẫn cao?

Việc kiêng cữ trong ăn uống với người mỡ máu cao không chỉ là giảm chất béo, thịt động vật mà cần xây dựng chế độ ăn uống cân bằng, giảm lượng đường, tinh bột nhanh từ trái cây, các loại bánh ngọt, hạn chế bia rượu...