"Chúng tôi bất lực lắm" - lời tâm sự đau đớn của một bác sĩ  

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Rất nhiều bệnh nhân ung thư đang chết nhanh hơn, chết sớm hơn... vì bệnh viện thiếu máy xạ trị. Còn máy xạ trị thì hoặc chạy hết công suất - đến mức như phá, hoặc đắp chiếu chờ... cơ chế.

 

Bệnh nhân K chỉ mong Nhà nước sớm đầu tư máy móc xạ trị, quan tâm tới sự sống của bệnh nhân ung thư. Ảnh: Thuỳ Linh
Bệnh nhân K chỉ mong Nhà nước sớm đầu tư máy móc xạ trị, quan tâm tới sự sống của bệnh nhân ung thư. Ảnh: Thuỳ Linh


Viện K lúc 0h. Không khí như trực chiến. Đèn sáng như ban ngày. Các bác sĩ thay nhau trực 7/7, không có ngày nghỉ. Các kỹ thuật viên thậm chí không có cả giờ nghỉ khi máy móc đang phải chạy hết công suất 24/24h.

Khoảng 2.300 bệnh nhân ung thư ở Viện K cần phải xạ trị mỗi ngày, nhưng máy móc chạy hết tốc lực, hết công suất cũng chỉ điều trị được 1.000 ca/ngày

Vậy hơn 1.000 bệnh nhân nữa thì sao?

Họ phải chờ! Với những cơn đau đớn. Và tuyệt vọng. Bệnh nào cũng cần phải điều trị sớm, nhất là ung thư, việc sớm/muộn có thể gây ra những hậu quả cực kỳ nặng nề. Bởi phải chờ xạ trị đến 1 tháng, bệnh ung thư có thể nhảy từ giai đoạn 1 lên giai đoạn 2, giai đoạn 3 lên giai đoạn 4.

Và có lẽ, cả… sau giai đoạn 4 nữa.

Trong một bài viết trên Báo Lao Động, bác sĩ Võ Văn Xuân, Trưởng Khoa Xạ trị 5 bày tỏ cái cảm giác “như một sự tra tấn tinh thần” khi không cứu được bệnh nhân.

Và ông nói: Chúng tôi bất lực lắm!

Bất lực vì không cứu được bệnh nhân, chỉ vì thiếu vài cái máy.

Ở Bệnh viện K cơ sở Tân Triều, có 7 máy xạ trị thì hỏng 3. Những chiếc lành lặn đang chạy tối đa công suất với 240-250 bệnh nhân/24h.

Thiếu máy móc, vật tư, thiết bị đang là một bệnh trọng trong cơn khủng hoảng của ngành y tế. Nhưng để thiếu cả máy móc xạ trị bệnh ung thư - một thứ được ví như “nguồn sống” của bệnh nhân - thì không thể chấp nhận được.

Giáo sư Lê Văn Quảng, Giám đốc Bệnh viện K nói cần 10 chiếc máy xạ trị nữa mới đủ để cứu sống bệnh nhân.

Mỗi chiếc như thế giá khoảng 130 tỉ đồng. 10 máy 1.300 tỉ. Bệnh viện K đang đứng trước nan đề: Nếu bỏ hết vốn liếng thì cũng chưa đủ mua 1 cái. Ngay cả khi mỗi năm mua được 1 cái, thì cái trước đã hỏng.

Giáo sư Quảng nói Viện K đang “cố”. Nhưng “không biết cố đến bao giờ” vì “chạy 24/24 thì không máy móc nào chịu nổi”

Viện K cũng đang có một máy xạ trị “đắp chiếu” mà không thể sửa chữa. Bởi theo quy định, cần phải có 3 báo giá. Nhưng chiếc máy “độc nhất” này thì chỉ có duy nhất 1 báo giá được hãng ủy quyền với giá tăng 20% so với năm trước. Bệnh viện không thể tự quyết được, phải xin ý kiến Bộ Y tế. Và giờ thì đang chờ câu trả lời.

Bệnh nhân tuyệt vọng chờ được cứu, bác sĩ thì bất lực vì thiếu máy, vì chờ máy, bệnh viện cũng khắc khoải chờ cơ chế. Chờ ai? Chờ đến bao giờ? Không ai trả lời cho họ cả.


https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/chung-toi-bat-luc-lam-loi-tam-su-dau-don-cua-mot-bac-si-1120111.ldo

Theo Đào Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.

Tinh gọn bộ máy

Tinh gọn bộ máy

Lý do chia tách địa giới hành chính trước đây thường xuất phát từ yêu cầu quản lý và phục vụ hành chính, chủ yếu vì diện tích rộng, khoảng cách từ nhà dân đến nơi cung cấp dịch vụ công như công sở, bệnh viện, trường học quá xa.