Chúng ta đã phải trả giá!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nước Pháp sẽ bổ sung 2 tội danh hình sự mới với mức phạt tù lên đến 10 năm và 4,5 triệu euro là "Gây ô nhiễm" và "Gây nguy hiểm cho môi trường".

Trước đó, nhiều chính khách cũng đề xuất đưa tội "Hủy hoại môi trường" lên Tòa án Hình sự quốc tế.

Chuyện tưởng xa xôi nhưng bản chất của nó phản ánh vấn đề môi trường bị hủy hoại đã thực sự là mối lo lắng và gây bức xúc trên toàn cầu. Trong mối quan tâm chung này, chúng ta cũng nhìn thấy những vấn đề đang diễn ra tại Việt Nam. Đợt mưa lũ vừa qua gây tai họa cho miền Trung và một trong những nguyên nhân chính vẫn là rừng bị tàn phá.

Ngay trong lúc dư luận còn bức xúc thì rừng ở một số nơi vẫn ngang nhiên bị phá mà Báo Người Lao Động đang phản ánh qua loạt bài phóng sự "Còn phá rừng, còn thảm họa thiên tai". Gần đây nhất là vụ chặt rừng bạch tùng quý hiếm hàng trăm năm tuổi ở Lâm Đồng mà khi người dân phản ánh thì lực lượng chức năng mới biết.


 

 Cây bạch tùng tuổi đời trăm năm tại lô b2, khoảnh 2, tiểu khu 249, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng bị lâm tặc “hạ sát”
Cây bạch tùng tuổi đời trăm năm tại lô b2, khoảnh 2, tiểu khu 249, xã Đạ Đờn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng bị lâm tặc “hạ sát”


Còn tại tỉnh Kiên Giang, một người phá rừng ở Vườn Quốc gia Phú Quốc từ năm 2009 nhưng chỉ bị xử lý rất hời hợt. Hậu quả là đến nay, người này phá tổng cộng hơn 7 ha rừng thì mới bị bắt. Đó chỉ là những con số rất nhỏ so với những diện tích rừng bị cạo trọc tại nhiều địa phương mà cả rừng phòng hộ, rừng quốc gia, rừng bảo tồn… cũng không thoát.

Hủy hoại môi trường còn hiện diện khắp nơi: Đất canh tác bỗng dưng thành mỏ bauxite, đất hiếm; biển xanh bỗng dưng thành bãi thải xỉ than của nhà máy nhiệt điện; sông no nước bỗng nhiên bị chặn dòng làm thủy điện, đặt cống xả thải cho sản xuất công nghiệp...

Pháp luật chúng ta đủ mạnh để ngăn chặn hành vi phá hoại môi trường. Vấn đề quan trọng là thực thi như thế nào và từng cơ quan được giao nhiệm vụ, từng địa phương thực hiện ra sao. Luật Môi trường ban hành năm 2014 và bổ sung, sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua quy định rất đầy đủ hành vi bị cấm như: Phá hoại, khai thác trái phép nguồn tài nguyên thiên nhiên; thải chất thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; các chất độc, chất phóng xạ và chất nguy hại khác vào đất, nguồn nước và không khí; phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên, khu bảo tồn thiên nhiên… và cả lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc thiếu trách nhiệm của người có thẩm quyền để làm trái quy định về quản lý môi trường.

Ngay trong Bộ Luật Hình sự cũng quy định mức phạt từ 3-10 năm đối với tội phạm gây ô nhiễm môi trường như: Hủy hoại rừng, vi phạm quy định về chất thải nguy hại, hủy hoại nguồn lợi thủy sản...

Pháp luật là thế và Chính phủ cũng quy định nghiêm ngặt, đồng thời giao nhiệm vụ bảo vệ môi trường cho từng ngành, từng địa phương nhưng số vụ bị xử lý nghiêm khắc vẫn còn ít ỏi. Không thể không thừa nhận sự yếu kém trong việc thực thi pháp luật bảo vệ môi trường và chúng ta đã phải trả giá, thậm chí ngày càng lớn.

Thiên nhiên có sự cân bằng huyền diệu để bảo tồn sự sống cho muôn loài. Cưỡng bức để trục lợi từ môi trường sẽ mang đến những hậu quả khôn lường và kéo giảm chất lượng sống của người dân cả quốc gia.

Không thể viện bất cứ lý do gì để tội phạm trong lĩnh vực này cứ nhởn nhơ!

Theo Phạm Hồ (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Bảo vệ trẻ em trước mạng xã hội

Úc đã trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới không cho phép người dưới 16 tuổi sử dụng mạng xã hội. Tuy vẫn còn tranh cãi xung quanh quyết định này nhưng rõ ràng, xu thế chung của thế giới đều lo ngại các rủi ro khi trẻ em sử dụng mạng xã hội.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.

Tinh gọn bộ máy

Tinh gọn bộ máy

Lý do chia tách địa giới hành chính trước đây thường xuất phát từ yêu cầu quản lý và phục vụ hành chính, chủ yếu vì diện tích rộng, khoảng cách từ nhà dân đến nơi cung cấp dịch vụ công như công sở, bệnh viện, trường học quá xa.