Chưa biết bao giờ khắc phục hết điểm đen giao thông

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc khắc phục những điểm đen về tai nạn giao thông (TNGT) được coi là nhiệm vụ quan trọng của ngành giao thông vận tải (GTVT), tuy nhiên, cho đến thời điểm này, số lượng điểm đen còn nhiều và vẫn luôn là nỗi ám ảnh của tài xế mỗi khi lưu thông.

Hiện trường vụ tai nạn giao thông vừa xảy ra trên tuyến tránh (Km950+800 trên QL1) đoạn qua xã Điện Minh, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) làm 13 người chết
Hiện trường vụ tai nạn giao thông vừa xảy ra trên tuyến tránh (Km950+800 trên QL1) đoạn qua xã Điện Minh, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) làm 13 người chết



Việc khắc phục những điểm đen về tai nạn giao thông (TNGT) được coi là nhiệm vụ quan trọng của ngành giao thông vận tải (GTVT), tuy nhiên, cho đến thời điểm này, số lượng điểm đen còn nhiều và vẫn luôn là nỗi ám ảnh của tài xế mỗi khi lưu thông.

Ám ảnh

Theo thống kê của Tổng cục Đường bộ Việt Nam (ĐBVN), trên các tuyến quốc lộ (QL) hiện vẫn đang tồn tại 230 điểm đen và hơn 500 điểm tiềm ẩn nguy cơ cao gây TNGT. Trong đó, khó khắc phục nhất là những điểm nằm ở các đoạn đường cong bán kính nhỏ, khuất tầm nhìn hoặc đường đèo dốc.

Thậm chí, có những vị trí đã khắc phục nhiều lần nhưng tai nạn vẫn liên tục xảy ra, ví dụ như vực đèo Lò Xo huyện Đắk Glei (tỉnh Kon Tum) hầu như năm nào cũng xảy ra tai nạn. Riêng từ đầu năm đến nay đã xảy ra 2 vụ tai nạn nghiêm trọng làm chết và bị thương hàng chục người.

Tương tự, tuyến QL6 qua tỉnh Hòa Bình cũng đang có 2 điểm đen về TNGT là đoạn dốc Cun (thuộc phường Chăm Mát) và đèo Thung Khe (thuộc huyện Mai Châu), với hàng loạt vụ TNGT nghiêm trọng xảy ra trong nhiều năm nay. Có thể kể thêm các điểm đen gây ám ảnh như: đèo Khánh Lê (QL27C), đèo Phượng Hoàng (QL26), 8 điểm đen trên QL4B đoạn qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn, 9 điểm đen và 20 vị trí tiềm ẩn nguy cơ TNGT trên QL1B….

Đặc biệt, điểm đen về TNGT đang có mật độ khá lớn trên QL1A, tuyến quốc lộ huyết mạch từ Bắc vào Nam và các tuyến tránh. Với lưu lượng phương tiện rất lớn, TNGT trên QL1A gần như xảy ra hàng ngày. Trong đó, nhiều điểm đen đã trở nên “nổi tiếng” như: đoạn qua Khu công nghiệp (KCN) Nam Cấm, huyện Nghi Lộc, Nghệ An; đoạn đi qua huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Tân và đoạn qua địa bàn thị trấn Phú Long, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc (Bình Thuận)… Mới đây nhất, vụ tai nạn thảm khốc vừa xảy ra trên tuyến tránh (Km950+800 trên QL1) đoạn qua xã Điện Minh, thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) làm 13 người chết cũng ở đoạn đường thường xảy ra TNGT.

Về việc khó xử lý dứt điểm các điểm đen, Tổng Cục trưởng Tổng cục Đường bộ Việt Nam Nguyễn Văn Huyện chia sẻ, điểm đen, điểm tiềm ẩn TNGT vẫn luôn phát sinh trong quá trình khai thác, do các yếu tố lưu lượng xe ngày càng tăng cao, tốc độ lưu thông nhanh hơn. Chỉ riêng năm 2017, đã phát sinh thêm trên 400 điểm.

Sẽ tập trung giải quyết điểm đen

Ông Nguyễn Văn Huyện cho biết, từ đầu năm đến nay, các đơn vị quản lý đường bộ đã xử lý được thêm hơn 200 điểm đen giao thông và điểm tiềm ẩn nguy cơ TNGT cao. Từ nay đến cuối năm, các cơ quan quản lý đường bộ sẽ tiếp tục rà soát, xác định để xử lý hết những điểm đen có tính chất nguy hiểm, cấp bách và các điểm kinh phí nhỏ. Với các điểm tiềm ẩn TNGT đòi hỏi kinh phí khắc phục lớn, sẽ xử lý tạm bằng cách lắp thêm biển báo, biển hạn chế tốc độ và xử lý dần trong kế hoạch bảo trì hàng năm hoặc đưa vào các dự án xây dựng cơ bản… Việc xác định điểm đen và quy trình xử lý, khắc phục cần được dựa trên hồ sơ và các quy định hiện hành về quản lý đường bộ.

Tổng cục ĐBVN vừa yêu cầu các đơn vị quản lý đường bộ tăng cường công tác quản lý, khắc phục các điểm đen về giao thông. Các cơ quan liên quan phải phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát giao thông để theo dõi, phát hiện, tổng hợp, thống kê một cách chính xác về các TNGT, các bất cập về tổ chức giao thông và chủ động lập hồ sơ các điểm nguy hiểm. Nếu đơn vị nào không báo cáo, báo cáo không kịp thời, đầy đủ về số liệu các điểm đen, điểm tiềm ẩn mất an toàn giao thông theo nội dung chỉ đạo sẽ phải chịu trách nhiệm trước tổng cục trưởng.

Bích Quyên (sggp)

Có thể bạn quan tâm

Gia đình bà Nguyễn Thị Kim Hương (tổ 2, phường Ngô Mây) tự nguyện tháo dỡ hàng rào, hiến đất để mở rộng đường. Ảnh: M.N

An Khê huy động nguồn lực hoàn thiện hạ tầng giao thông

(GLO)- Những năm qua, thị xã An Khê đã tập trung nguồn lực đầu tư phát triển hạ tầng giao thông từ nội thị đến nông thôn. Nhờ đó, mạng lưới giao thông được kết nối, đáp ứng nhu cầu giao thương hàng hóa, đi lại của người dân và giúp địa phương hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội.

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.

Bộ Xây dựng đề xuất phát hành trái phiếu 100.000 tỷ đồng cho vay ưu đãi nhà ở xã hội. Ảnh nguồn doanhnghieptiepthi.vn

Đề xuất phát hành 100.000 tỷ đồng trái phiếu cho vay mua nhà ở xã hội

(GLO)- Bộ Xây dựng đang xin ý kiến các bộ, ngành về dự thảo Nghị quyết về nguồn vốn ưu đãi cho phát triển nhà ở xã hội quy mô khoảng 100.000 tỷ đồng từ phát hành trái phiếu Chính phủ. Đây là lần đầu tiên Bộ Xây dựng đề xuất áp dụng gói nhà ở xã hội bằng phát hành trái phiếu.