Chú trọng cả 3 "chân kiềng" cho công tác dự báo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Mặc dù tất cả những dự báo về kinh tế Việt Nam năm 2021 đều nghiêng về xu hướng tăng trưởng lạc quan hơn năm 2020, song mức chênh lệch giữa các dự báo được đưa ra bởi các tổ chức khác nhau cũng rất đáng kể.

Chẳng hạn, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo tăng trưởng ở mức khoảng 6,8% trong năm 2021 và sẽ ổn định quanh mức 6,5% các năm tiếp theo. Còn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng trong năm 2021 của nước ta là 6,1%. Ngân hàng United Overseas Bank (UOB Việt Nam, có trụ sở chính tại Singapore) thì cho rằng kinh tế năm 2021 có thể bật tăng đến mức 7,1% nhờ mức tăng trưởng thấp năm 2020 cũng như những yếu tố thuận lợi khác như các thỏa thuận tự do thương mại đã ký kết thời gian gần đây... Trong khi Ngân hàng HSBC dự báo kỳ vọng tăng trưởng sẽ đạt mức 8,1% trong năm 2021 và thậm chí, Hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế S&P Global Ratings dự báo Việt Nam đứng thứ hai ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương về tốc độ phục hồi kinh tế sau cuộc khủng hoảng do tác động của dịch Covid-19 với tăng trưởng GDP đạt tới 11,2% vào năm 2021.

Trong khi đó, các tổ chức nghiên cứu trong nước có vẻ dè dặt hơn. Viện Kinh tế Việt Nam đưa ra các mô hình dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam đạt 5,49% (kịch bản cơ sở), 6,9% (kịch bản cao) và 3,48% (kịch bản thấp) nhưng nhấn mạnh kịch bản cao chỉ có thể đạt được trong bối cảnh rất thuận lợi (kinh tế thế giới tăng trưởng mạnh, giá dầu ổn định hỗ trợ tăng trưởng và nền kinh tế nội địa cải thiện được khả năng hấp thụ vốn FDI). Cùng quan điểm, các chuyên gia của Trường Đại học Ngân hàng TPHCM nhận định, kinh tế Việt Nam năm 2021 vẫn còn nhiều thách thức xuất phát từ hiệu quả chưa rõ ràng của vaccine phòng Covid-19 và rủi ro tiềm ẩn bong bóng nợ công ở các nước phát triển. Tăng trưởng kinh tế năm 2021 nhiều khả năng ở mức 6%. Cũng chọn phương án nhiều kịch bản, Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia (Bộ KH-ĐT) cho rằng, kịch bản nhiều khả năng xảy ra nhất hiện nay là tốc độ tăng trưởng đạt 6,17% (với CPI trung bình khoảng 3,8%). Ít khả năng nhưng tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2021 cũng có thể đạt 6,72% (CPI trung bình khoảng 4,2%) trong điều kiện kinh tế thế giới phục hồi nhanh hơn dự kiến.

Còn cả một năm trước mắt để kiểm chứng những dự báo này. Hơn nữa, chắc chắn những dự báo cũng sẽ được điều chỉnh, có thể không chỉ một lần, cho phù hợp với tình hình thực tế. ADB từng điều chỉnh dự báo tăng trưởng cho năm 2020 từ 1,8% lên 2,3%; còn WB trong dự báo cuối cùng về năm 2020 cho rằng GDP của Việt Nam tăng 2,5%-3% trong năm 2020 so với mức 2,8% trước đó (mức dự báo 2,8% được đưa ra khi chưa tính đợt bùng phát dịch tại Đà Nẵng).

Nhưng đã là dự báo, chắc chắn sẽ có độ “vênh” nhất định so với thực tế. Các nhà kinh tế thường nói vui rằng, họ luôn phải làm công việc “đầu năm ăn ốc nói mò”. Quả thực, dự báo được sớm và chính xác tình hình diễn biến kinh tế là yêu cầu vô cùng cần thiết cho công tác hoạch định chính sách cũng như điều hành, thế nhưng việc dự báo thực chất là giải một bài toán với rất nhiều biến số. Hơn thế, những biến số này lại còn thay đổi rất nhanh chóng nên nếu không sở hữu được nguồn dữ liệu chính xác, cập nhật thường xuyên và có mô hình tính toán khoa học thì dự báo rất dễ “lố” (giả định là công tác dự báo hoàn toàn trung thực, khách quan). Những dự báo được các cơ quan nghiên cứu hay thậm chí các định chế tài chính quốc tế công bố 6 tháng/lần như hiện nay thường chỉ có ý nghĩa chỉ ra xu hướng, trong khi công tác điều hành vĩ mô hoặc ra quyết định kinh doanh từng lĩnh vực cụ thể cần có những phân tích sâu để dự báo chi tiết hơn rất nhiều. Và muốn thế cần đầu tư nhiều hơn nữa cho cả 3 “chân kiềng” gồm: công tác tập hợp dữ liệu, công cụ tính toán và nhân sự để thực hiện công tác này bởi thông tin từ Tổng cục Thống kê là một nguồn đầu vào hết sức quan trọng nhưng chưa đủ.

Theo ANH THƯ (SGGPO)

Có thể bạn quan tâm

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

Mỗi người Việt Nam, dù ở đâu, cũng đều tự hào mình là con dân đất Việt, tự hào về một Việt Nam đang trên đà đổi mới, phát triển. Niềm tự hào đó chính là sức mạnh nội sinh, để mỗi người có thể góp sức mình làm “rạng danh đất nước” trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.

Tự hào là người Việt Nam

Tự hào là người Việt Nam

(GLO)- Càng đến gần lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2025), không khí trên khắp mọi miền Tổ quốc lại càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Cờ đỏ sao vàng phấp phới tung bay. Gương mặt mỗi người con đất Việt cũng ánh lên niềm tự hào.

'Ngấm' bảng giá đất mới

'Ngấm' bảng giá đất mới

Gần nửa năm sau khi bảng giá đất mới có hiệu lực, nỗi lo về tác động của giá đất tăng kéo theo tiền sử dụng đất tăng đã trở thành hiện thực. Tại TP.HCM, hàng trăm người đã phải rút hồ sơ vì tiền chuyển mục đích sử dụng đất vượt quá khả năng tài chính của họ.

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Chặn thuốc giả lên 'chợ mạng'

Khi một viên thuốc không rõ nguồn gốc dễ dàng được rao bán trên mạng chỉ bằng vài dòng quảng cáo và một đoạn video 'review' nhiều lượt thích, điều bị xâm phạm không chỉ là sức khỏe của người tiêu dùng mà còn là niềm tin bị đánh tráo, trách nhiệm bị bỏ trống.

Làm giàu đừng bất nhẫn

Làm giàu đừng bất nhẫn

(GLO)- Có những người làm giàu được cả xã hội nể phục, bởi không chỉ làm giàu cho bản thân, họ còn góp sức để cộng đồng cùng phát triển. Họ chia sẻ lợi nhuận để làm công tác xã hội, giúp người nghèo, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn.

Tạo giá trị mới cho trụ sở dôi dư

Tạo giá trị mới cho trụ sở dôi dư

Thực hiện chủ trương sắp xếp các đơn vị hành chính, các địa phương trên cả nước đang gấp rút sắp xếp đơn vị cấp cơ sở và sáp nhập tỉnh nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của chính quyền địa phương.