Chư Sê: Giải quyết vướng mắc liên quan đến dự án khu dân cư xã Ia Pal và xã Dun

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Chiều 11-9, UBND huyện Chư Sê (tỉnh Gia Lai) tổ chức cuộc họp thông tin cho các cơ quan báo chí đứng chân trên địa bàn tỉnh về kết quả buổi đối thoại với các hộ dân và thông báo phương án bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng Dự án khu dân cư xã Ia Pal và xã Dun.
Theo đó, chiều 4-9-2020, UBND huyện Chư Sê phối hợp cùng Thanh tra tỉnh và các Sở: Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư đã tổ chức buổi đối thoại với 32 hộ dân để giải quyết các vướng mắc khi triển khai thực hiện bồi thường, hỗ trợ giải phóng mặt bằng Dự án khu dân cư xã Dun và xã Ia Pal. 
Tại buổi đối thoại, sau khi nghe ý kiến của các hộ dân cùng với phân tích của các sở, ngành, lãnh đạo huyện Chư Sê đề nghị Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện nhanh chóng hoàn chỉnh phương án bồi thường, hỗ trợ để niêm yết công khai tại địa phương trong thời gian 20 ngày cho các hộ dân được rõ. Sau thời gian niêm yết, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư huyện tiếp thu toàn bộ ý kiến của các hộ dân, hoàn chỉnh phương án bồi thường báo cáo UBND huyện phê duyệt để triển khai thực hiện… Dự kiến, tổng chi phí bồi thường, hỗ trợ cho các hộ dân theo phương án là hơn 8,8 tỷ đồng.
Quang cảnh buổi họp. Ảnh: Ngọc Sang
Quang cảnh cuộc họp. Ảnh: Ngọc Sang
Được biết, Dự án khu dân cư xã Dun và xã Ia Pal có diện tích 23,4 ha. Trên phần đất này có 32 hộ dân nhận khoán canh tác cà phê của Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai.
Ngày 30-9-2019, UBND tỉnh đã ra Quyết định số 102/QĐ-UBND về việc thu hồi hơn 190 ha đất (bao gồm 23,4 ha nói trên) của Công ty TNHH một thành viên Cà phê Gia Lai và bàn giao lại cho UBND huyện Chư Sê quản lý, sử dụng. 
NGỌC SANG

Có thể bạn quan tâm

Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.