Chư Pưh chủ động phòng ngừa bệnh viêm da nổi cục

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Trước diễn biến phức tạp của bệnh viêm da nổi cục trên đàn trâu, bò tại huyện giáp ranh Chư Sê, UBND huyện Chư Pưh chỉ đạo ngành chức năng và chính quyền địa phương tăng cường các biện pháp ngăn chặn, góp phần giảm thiệt hại cho người chăn nuôi.
Người dân cần hạn chế việc chăn nuôi thả rong ở thời điểm này nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh
Người dân cần hạn chế việc chăn nuôi thả rông nhằm hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Ảnh: Quang Tấn
Theo bà Hà Thị Mai-cán bộ Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Chư Pưh, Trung tâm tham mưu giúp UBND huyện triển khai đồng bộ các giải pháp phòng-chống, ngăn chặn dịch bệnh lây lan từ huyện Chư Sê vào địa bàn. Trong đó, tập trung hướng dẫn người dân các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm da nổi cục và biện pháp phòng-chống như: không giết mổ, mua bán trâu, bò bị bệnh, nghi bệnh, tiêu diệt côn trùng, ruồi muỗi… Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động người chăn nuôi chủ động mua vắc xin tiêm cho đàn trâu, bò để phòng bệnh. Hiện tại, các hộ chăn nuôi lớn trên địa bàn đã chủ động mua vắc xin tiêm cho đàn trâu, bò.
“Chúng tôi cùng với cán bộ phụ trách công tác thú y cấp xã thường xuyên phối hợp với các thôn, làng theo dõi tình hình dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nhất là đàn trâu, bò nghi nhiễm bệnh viêm da nổi cục. Đặc biệt, huyện đã triển khai công tác tiêu độc, khử trùng môi trường chăn nuôi. Theo đó, Trung tâm đã cấp 139 lít hóa chất Benkocid cho 9 xã, thị trấn tiến hành phun từ ngày 17-6 đến 17-7 tại khu vực chăn nuôi, chợ buôn bán động vật sống, đường làng, ngõ xóm”-bà Mai thông tin.
Ông Rlah Bơng (làng Tung Đao, xã Ia Dreng) phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng trại của gia đình. Ảnh: Quang Tấn
Ông Rlah Bơng (làng Tung Đao, xã Ia Dreng) phun thuốc tiêu độc, khử trùng chuồng trại của gia đình. Ảnh: Quang Tấn
Đàn bò là tài sản lớn cũng như sinh kế của gia đình ông Rlah Bơng (làng Tung Đao, xã Ia Dreng). Ông cho hay: “Để bảo vệ đàn bò 14 con của gia đình, ngoài việc thường xuyên vệ sinh chuồng trại, phun thuốc tiêu độc, khử trùng môi trường xung quanh, tôi nhốt bò trong chuồng chứ không chăn thả như trước đây. Ngoài ra, tôi cũng đăng ký mua vắc xin tiêm cho đàn bò của gia đình để phòng bệnh”. Còn ông Nguyễn Xuân Tám (thôn Hòa Thành, xã Ia Phang) thì cho hay: “Để phòng bệnh viêm da nổi cục, tôi chủ động mua vắc xin tiêm cho đàn bò cũng như phun thuốc diệt côn trùng xung quanh khu vực chuồng trại”. 
Trao đổi với P.V, ông Nguyễn Long Khánh-Trưởng phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Chư Pưh-cho biết: Toàn huyện hiện có 24.500 con bò và 500 con trâu. Đây là khối tài sản rất lớn của người dân. Để bảo vệ đàn gia súc, UBND huyện đã tổ chức họp trực tuyến với các xã tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp phòng-chống dịch bệnh, biện pháp chăn nuôi an toàn và dấu hiệu để nhận biết bệnh viêm da nổi cục. Đồng thời, yêu cầu UBND các xã, thị trấn phối hợp với cán bộ thú y bám sát địa bàn, phát hiện sớm các ổ dịch nhằm kịp thời bao vây, khống chế, không để dịch bệnh lây lan trên diện rộng. Ngoài ra, Phòng cũng tham mưu giúp UBND huyện triển khai công tác kiểm tra, kiểm soát việc mua bán, vận chuyển, giết mổ động vật không đảm bảo vệ sinh thú y, nhất là đối với trâu, bò.
QUANG TẤN

Có thể bạn quan tâm

Cán bộ kỹ thuật hướng dẫn người dân sử dụng phân viên dúi sâu trước khi gieo sạ lúa. Ảnh: V.C

Bón phân viên dúi sâu cho cây lúa: Hiệu quả kép

(GLO)- Mặc dù mới được triển khai thí điểm song mô hình bón phân viên dúi sâu trên cây lúa tại huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) đã mang lại hiệu quả kép, giúp nông dân tiết kiệm chi phí sản xuất và tăng năng suất cây trồng. Vụ Đông Xuân 2024-2025, mô hình được nhân rộng ra tất cả 9 xã trong toàn huyện.

Trứng vịt thả đồng của gia đình ông Lê Văn Bé có chất lượng thơm ngon, được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Trứng vịt thả đồng trở thành sản phẩm OCOP

(GLO)- Tận dụng diện tích mặt nước và đất trồng lúa ở địa phương, ông Lê Văn Bé (thôn Đoàn Kết, xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa) đã đầu tư nuôi vịt đẻ mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhờ chăn nuôi theo hướng an toàn, sản phẩm trứng vịt Văn Bé đã đạt chứng nhận OCOP năm 2024.

Sản phẩm bò một nắng Mười Đức (huyện Krông Pa) đạt chứng nhận OCOP 3 sao. Ảnh: N.D

Chương trình OCOP: Động lực phát triển kinh tế nông thôn

(GLO)- Sau 5 năm thực hiện Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), nhiều loại nông-lâm-thủy sản đặc trưng của tỉnh được đầu tư khai thác, chế biến thành sản phẩm OCOP, đáp ứng nhu cầu thị trường. Đây là động lực để thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn của tỉnh.

Phòng-chống cháy mía

Kbang tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía

(GLO)- Để chuẩn bị tốt thu hoạch mía niên vụ 2024-2025, phòng ngừa cháy mía gây thiệt hại cho người dân, UBND huyện Kbang đã chỉ đạo các xã, thị trấn đăng ký kế hoạch thu mua mía với Nhà máy đường An Khê, đồng thời tích cực xây dựng phương án phòng-chống cháy mía.

Đại diện xã Chư Drăng và Hạt Kiểm lâm huyện Krông Pa kiểm tra các diện tích đất rừng giao cho người dân tại xã Chư Drăng. Ảnh: Lê Nam

Krông Pa tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng trong quản lý, bảo vệ và phát triển rừng

(GLO)- Qua 4 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 04-NQ/HU ngày 5-11-2021 của Huyện ủy Krông Pa về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng về công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn huyện đã đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Nhiều hội viên nông hội mong muốn được tiếp cận nguồn vốn vay để phát triển sản xuất, kinh doanh. Ảnh: H.D

Tăng khả năng tiếp cận vốn cho nông hội

(GLO)- Mô hình nông hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã góp phần giúp nông dân chuyển dần từ tư duy sản xuất nông nghiệp sang tư duy kinh tế nông nghiệp, đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng giá trị các sản phẩm.

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

Những triệu phú trồng mắc ca ở Sơn Lang

(GLO)- Mắc ca là loại cây “kén” khí hậu nhưng khi trồng ở xã Sơn Lang (huyện Kbang, tỉnh Gia Lai) lại cho năng suất và chất lượng hạt vượt trội so với vùng đất khác và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp nhiều nông dân địa phương trở thành triệu phú.