Chư Păh phát huy hiệu quả mô hình nông hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Sau hơn 3 năm triển khai thực hiện, các nông hội ở huyện Chư Păh (tỉnh Gia Lai) đã từng bước khai thác tốt tiềm năng, lợi thế của địa phương, tăng cường liên kết với nông dân phát triển sản xuất, góp phần nâng cao đời sống.

Cuối năm 2019, Nông hội sản xuất cà phê sạch xã Nghĩa Hưng được thành lập với 30 thành viên, canh tác gần 60 ha cà phê. Sau khi thành lập, Nông hội đã mời chuyên gia, cán bộ khuyến nông huyện và các doanh nghiệp tổ chức tập huấn, hội thảo đầu bờ, chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp theo chuỗi giá trị cho thành viên. Bà Trần Thị Hải Lý-Chủ nhiệm Nông hội-cho hay: Thời gian qua, các thành viên đã được doanh nghiệp tập huấn sản xuất cà phê theo tiêu chuẩn 4C, UTZ và RA; liên kết thu mua sản phẩm. Khi các thành viên được cấp giấy chứng nhận sản xuất cà phê bền vững thì được bán với giá cao và cộng thưởng 200-300 đồng/kg. Đồng thời, Nông hội liên kết với 300 hộ trong xã sản xuất cà phê theo hướng bền vững. “Từ khi tham gia nông hội, các thành viên có sự chuyển biến về nhận thức, nắm vững kỹ thuật sản xuất cà phê, được trao đổi kinh nghiệm thực tế. Qua tính toán chung, 1 ha cà phê canh tác theo tiêu chuẩn 4C, UTZ thì người dân tiết kiệm được vốn đầu tư 15-20 triệu đồng, năng suất tăng 10-15%”-bà Lý chia sẻ.

Mô hình trồng cây sầu riêng trên địa bàn huyện Chư Păh cho thu nhập cao. Ảnh: Lê Nam

Mô hình trồng cây sầu riêng trên địa bàn huyện Chư Păh cho thu nhập cao. Ảnh: Lê Nam

Đầu năm 2022, Nông hội sầu riêng xã Ia Nhin được thành lập với 27 hội viên, canh tác hơn 45 ha sầu riêng. Ông Nguyễn Thế Học-Chủ nhiệm Nông hội-cho hay: Nông hội thường xuyên tổ chức cho các thành viên đến từng vườn trao đổi kinh nghiệm, học tập nhau theo phương châm “Người biết nhiều chỉ người biết ít”. Nhờ đó, mọi người hướng dẫn nhau cách chăm sóc vườn cây, sử dụng phân bón hữu cơ, đầu tư hệ thống tưới nước phun mưa tại gốc giúp tiết kiệm công lao động, giảm chi phí đầu tư. Ngoài ra, một số thành viên Nông hội đã thuê tư vấn hướng dẫn kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh, chế độ chăm sóc để vườn cây đậu quả cao. “Nhiều thành viên Nông hội giờ chỉ nhìn biểu hiện trên lá là biết cây bị bệnh hay thiếu chất dinh dưỡng. Hiện chúng tôi đã làm hồ sơ để được cấp mã số vùng trồng, hướng đến xuất khẩu, nâng cao giá trị quả sầu riêng”-ông Học chia sẻ.

Ông Phan Hữu Dương-Chủ nhiệm Nông hội cà phê sạch thị trấn Ia Ly. Ảnh: Lê Nam

Ông Phan Hữu Dương-Chủ nhiệm Nông hội cà phê sạch thị trấn Ia Ly. Ảnh: Lê Nam

Tương tự, đầu tháng 7-2022, Nông hội lúa 6 tháng được thành lập tại xã Ia Mơ Nông với 15 thành viên là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số để giúp nhau thay đổi nếp nghĩ, cách làm nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất. “Khi tham gia Nông hội, các hộ có điều kiện học hỏi, trao đổi kinh nghiệm trong canh tác lúa, lịch thời vụ sản xuất hiệu quả, an toàn. Tuy nhiên, không ít thành viên vẫn còn sản xuất nhỏ lẻ, chủ yếu làm lúa để phục vụ lương thực cho gia đình, chưa mang tính sản xuất hàng hóa. Hơn nữa, hiệu quả sản xuất chưa cao. Để nâng cao hiệu quả, chúng tôi đang tích cực tuyên truyền, vận động phát triển thêm hội viên mới để mở rộng sản xuất, hướng tới xây dựng thương hiệu gạo đặc sản và tham gia Chương trình OCOP”-Chủ nhiệm Nông hội Rơ Châm Thợ kỳ vọng.

Đến nay, huyện Chư Păh đã xây dựng được 5 nông hội gồm: Nông hội sản xuất cà phê sạch tại xã Nghĩa Hưng; Nông hội hoa lan tại thị trấn Phú Hòa; Nông hội cà phê sạch tại thị trấn Ia Ly; Nông hội sầu riêng tại xã Ia Nhin; Nông hội lúa 6 tháng tại xã Ia Mơ Nông.

Trao đổi với P.V, bà Rơ Châm H’Phik-Trưởng ban Dân vận Huyện ủy Chư Păh-cho biết: Việc triển khai thực hiện mô hình nông hội được các ngành, địa phương quan tâm và xem đây là một trong những giải pháp góp phần thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, giúp kinh tế của huyện ngày càng phát triển. Các nông hội đã phát huy vai trò kết nối nông dân, chia sẻ kinh nghiệm, cách làm hay và không ngừng đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, liên kết tiêu thụ sản phẩm theo hướng bền vững. Từng bước xóa bỏ tư duy làm ăn nhỏ lẻ, kém hiệu quả và tạo ra những sản phẩm nông sản sạch, đáp ứng nhu cầu thị trường. Để các nông hội hoạt động hiệu quả, thời gian tới, cấp ủy, chính quyền địa phương cần thường xuyên gặp gỡ, trao đổi, kịp thời giải quyết khó khăn, vướng mắc. Cùng với đó, các cơ quan chuyên môn của huyện tăng cường hỗ trợ tập huấn, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất giúp nông dân nâng cao hiệu quả sản xuất, xây dựng thương hiệu cho từng sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm

“Làng yến” trên cao nguyên

“Làng yến” trên cao nguyên

(GLO)- Năm 2022, Hợp tác xã (HTX) Phố Yến (thôn Thắng Lợi 3, xã Ia Sol, huyện Phú Thiện) bắt đầu triển khai xây dựng mô hình “làng yến” với nhiều nhà nuôi yến được quy hoạch bài bản, khoa học. Mô hình mới này bước đầu đang mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Nhờ ứng dụng công nghệ trong chế biến, sản phẩm yến sào của Công ty TNHH một thành viên Sản xuất-thương mại-xuất nhập khẩu yến sào Win Nest Alpha được người tiêu dùng đánh giá cao. Ảnh: V.C

Yến sào Đông Nam tỉnh Gia Lai khẳng định vị thế

(GLO)- Khu vực Đông Nam tỉnh Gia Lai có số lượng nhà nuôi yến lớn với chất lượng tổ yến rất tốt. Khai thác lợi thế này, cùng với quy hoạch vùng nuôi, nhiều cơ sở sản xuất yến sào đã chủ động đăng ký thương hiệu, đa dạng hóa sản phẩm nhằm khẳng định vị thế trên thị trường.

Ông Nguyễn Văn Thuận (thôn 2, xã Nghĩa Hòa, huyện Chư Păh) chặt bỏ gần 40 cây cà phê để hiến đất mở rộng mặt đường. Ảnh: N.D

Đòn bẩy phát triển vùng nguyên liệu cà phê bền vững

(GLO)- Sau 2 năm triển khai hợp phần 5 của Đề án thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu nông-lâm-thủy sản đạt chuẩn phục vụ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu giai đoạn 2022-2025, nhiều tuyến đường nội đồng ra vùng nguyên liệu sản xuất cà phê được đầu tư xây dựng.