Chư Pah: Hỗ trợ hộ nghèo an cư

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Thực hiện Đề án hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo giai đoạn 2011-2015, thời gian qua, Phòng Giao dịch Ngân hàng Chính sách Xã hội (CSXH) huyện Chư Pah (Gia Lai) đã quan tâm giải ngân vốn vay làm nhà ở cho các hộ nghèo có nhu cầu. Nhờ đó, nhiều hộ nghèo đã có nơi ở ổn định, yên tâm lao động sản xuất để vươn lên thoát nghèo.
Trước đây, vợ chồng chị Rơ Chăm Hyul (làng Mrông Ngó 3, xã Ia Ka) và 6 đứa con phải sống chen chúc trong căn nhà được xây tặng hộ nghèo chỉ rộng 28 m2. Theo thời gian, con cái mỗi ngày mỗi lớn, căn nhà thì cứ dần xuống cấp, sinh hoạt rất bất tiện. Thế nên, năm 2017, khi được Công ty TNHH một thành viên Cao su Chư Pah hỗ trợ 19 triệu đồng, vợ chồng chị đã mạnh dạn vay thêm 25 triệu đồng từ Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện để xây nhà mới có diện tích 70 m2, trị giá hơn 60 triệu đồng. Theo tính toán của chị Hyul, với đồng lương công nhân cao su của chồng và nguồn thu nhập từ 2 ha điều, 200 cây cà phê thì gia đình có thể đóng được 250 ngàn đồng tiền lãi và gửi tiết kiệm hàng tháng để trả bớt nợ gốc khi đến kỳ.
 Nhờ được vay vốn ngân hàng, gia đình anh Rơ Chăm Hek (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông) đã làm được căn nhà khang trang. Ảnh: S.C
Nhờ được vay vốn ngân hàng, gia đình anh Rơ Chăm Hek (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông) đã làm được căn nhà khang trang. Ảnh: S.C
Tương tự, trước kia, gia đình gồm 3 thế hệ của anh Rơ Chăm Hek (làng Kép 2, xã Ia Mơ Nông) cùng chung sống trong căn nhà sàn. Trải qua thời gian dài mưa nắng, căn nhà ngày một xuống cấp. Đầu năm 2019, được sự hỗ trợ nhiệt tình của anh em trong dòng họ, anh Hek quyết định bán 4 con bò rồi vay thêm 25 triệu đồng của Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện để xây dựng căn nhà kiên cố có diện tích 72 m2, trị giá khoảng 80 triệu đồng. Hiện nay, ngoài thu nhập chính từ 4 sào cà phê và chăn nuôi bò, vợ chồng anh Hek còn chịu khó làm thuê để có tiền đóng lãi, gửi tiết kiệm hàng tháng.  
Ia Mơ Nông là xã dẫn đầu huyện Chư Pah về số dư nợ vay hỗ trợ hộ nghèo làm nhà ở. Ông Phạm Minh Châu-Chủ tịch UBND xã-phân tích: “Chúng tôi nhận thấy chính sách cho vay hỗ trợ làm nhà ở đối với hộ nghèo rất ưu đãi về mặt lãi suất, thời gian vay lên đến 15 năm. Nếu bà con vay 25 triệu đồng thì tính ra mỗi tháng chỉ đóng lãi 64 ngàn đồng. Trường hợp vừa đóng lãi vừa gửi tiết kiệm để trả gốc thì cũng chỉ có 201 ngàn đồng/tháng, tương đương 1-2 ngày công lao động. Do đó, chính quyền xã đã phân tích cho bà con hiểu rõ quyền lợi, nghĩa vụ, mạnh dạn vay vốn sửa chữa, xây dựng mới nhà ở để ổn định cuộc sống, yên tâm phát triển sản xuất”. Cũng theo ông Châu, để đưa chính sách hỗ trợ làm nhà ở đến với người dân, từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, chính quyền địa phương đã tổ chức 3 cuộc họp với bà con. Đồng thời, cán bộ xã trực tiếp đến từng hộ gia đình thuộc diện khó khăn về nhà ở để tư vấn, hướng dẫn sửa chữa nâng cấp hoặc làm mới, tận dụng vật liệu sẵn có, huy động thêm nguồn lực hỗ trợ từ dòng họ, hàng xóm. Nhờ đó, trong năm nay, toàn xã đã có 13 hộ nghèo xây dựng mới và sửa chữa nhà ở.
Ông Phạm Hữu Phúc-Phó Giám đốc Phòng Giao dịch Ngân hàng CSXH huyện Chư Pah-cho biết: “Chúng tôi luôn sẵn sàng giải ngân vốn vay làm nhà ở cho hộ nghèo theo nhu cầu thực tế, không để bà con thiếu vốn. Qua thực tế triển khai, Chư Pah là một trong những địa phương tích cực thực hiện chương trình này với tổng dư nợ đạt 5,855 tỷ đồng/235 hộ vay”. Cũng theo ông Phúc, trong năm 2019, kế hoạch tăng trưởng tín dụng của chương trình này là 1,2 tỷ đồng/48 hộ vay. Cho đến cuối tháng 11, Phòng Giao dịch đã giải ngân 900 triệu đồng/36 hộ vay, số còn lại chưa giải ngân được do các xã chưa có nhu cầu.
SƠN CA

Có thể bạn quan tâm

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

Bạo lực gia đình “hạ nhiệt”

(GLO)- Tổng số vụ bạo lực gia đình trên địa bàn tỉnh Gia Lai giảm mạnh từ 1.800 vụ (năm 2014) xuống còn 44 vụ (6 tháng đầu năm 2024) đã cho thấy hiệu quả đáng ghi nhận trong nỗ lực đẩy lùi, “hạ nhiệt” thực trạng này bằng sự chung tay từ nhiều phía.
An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

An toàn từ mỗi bếp ăn gia đình

Trong Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng vừa được Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành, có việc cho phép thành lập Sở An toàn thực phẩm (ATTP) Đà Nẵng.
'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

'Dân số vàng' và nhân lực trẻ

Trong báo cáo đánh giá tác động dự án Luật Dân số đang được lấy ý kiến, Bộ Y tế cho biết dự luật sẽ không quy định số con đối với mỗi cặp vợ chồng mà trao quyền quyết định cho mỗi gia đình, gắn với trách nhiệm chăm sóc và nuôi dạy con tốt.
Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

Kông Chro kéo giảm tình trạng tảo hôn

(GLO)- Những năm qua, huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai) đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật, nâng cao hiểu biết của người dân về hôn nhân và gia đình. Nhờ đó, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống đã được kéo giảm.