Emagazine

E-magazine Chủ động, quyết liệt thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
0:00 / 0:00
0:00
  • Nam miền Bắc
  • Nữ miền Bắc
  • Nữ miền Nam
  • Nam miền Nam

Đồng chủ trì hội nghị tại điểm cầu UBND tỉnh có các Phó Chủ tịch UBND tỉnh: Nguyễn Thị Thanh Lịch, Dương Mah Tiệp. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành liên quan. Dự hội nghị tại điểm cầu các địa phương có lãnh đạo HĐND, UBND, các thành viên Ban Chỉ đạo cấp huyện và UBND cấp xã.

Cũng theo báo cáo, tổng vốn ngân sách nhà nước Chương trình MTQG về xây dựng NTM năm 2023 là 794,719 tỷ đồng (vốn kéo dài năm 2022 sang 310,049 tỷ đồng). Đến nay, toàn tỉnh có 91/182 xã đạt chuẩn NTM, đạt 50%; 3 đơn vị cấp huyện hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM (TP. Pleiku, thị xã An Khê và thị xã Ayun Pa); có 131 thôn, làng đạt chuẩn NTM, trong đó có 110 thôn, làng đồng bào DTTS.

Tổng vốn ngân sách nhà nước Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2023 là 1.397,21 tỷ đồng (vốn kéo dài năm 2022 sang 426,146 tỷ đồng). Đến cuối năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo trong đồng bào DTTS là 21,26%, giảm 4,32% so với năm 2021; tỷ lệ thôn, làng có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa đạt 98,95%; tỷ lệ hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 99,99%; tỷ lệ thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng đạt 97%; tỷ lệ đơn vị hành chính cấp huyện có phòng Dân tộc đạt 88,24%; tỷ lệ đơn vị hành chính cấp xã vùng đồng bào DTTS và miền núi có cán bộ phụ trách công tác dân tộc đạt 100%.

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Đức Thụy

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: Đức Thụy

Tổng vốn ngân sách nhà nước Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững năm 2023 là 357,687 tỷ đồng (vốn năm 2022 chuyển sang 129,855 tỷ đồng). Chương trình thực hiện trên địa bàn tỉnh gồm 7 dự án, 11 tiểu dự án. Năm 2022, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh là 10,06%. Tỉnh phấn đấu đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8,1%.

Tại hội nghị, đại diện các địa phương đã báo cáo tiến độ và những khó khăn, vướng mắc gặp phải trong triển khai thực hiện các chương trình MTQG. Ông Lê Thanh Sơn-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang-cho hay: Hiện nay, nguồn vốn đầu tư năm 2023 từ ngân sách tỉnh đối với các nội dung hỗ trợ nhà ở, đất ở chưa được phân khai, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện dự án. Trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện không còn quỹ đất khai hoang, phục hóa nên việc giải quyết đất sản xuất cho các đối tượng thụ hưởng không thực hiện được. Dự án mô hình phát triển sản phẩm OCOP về du lịch cộng đồng làng Mơ Hra-Đáp (xã Kông Lơng Khơng) là mô hình thí điểm của cả nước nhưng chưa thống nhất được cơ quan thực hiện thẩm định dự án nên chưa có cơ sở triển khai các bước tiếp theo. “Đề nghị UBND tỉnh có ý kiến với Trung ương điều chỉnh tăng mức hỗ trợ đất ở, đất sản xuất tương ứng với mức giá đất trên thị trường; sớm cấp nguồn vốn đầu tư năm 2023 đối với các nội dung hỗ trợ nhà ở, đất ở chưa được cấp; cấp đủ vốn để thực hiện giải ngân dự án sắp xếp, bố trí ổn định dân cư làng Tăng Lăng, Hro, Klếch, Sơ Lam (xã Krong)”-Phó Chủ tịch UBND huyện Kbang đề xuất.

Tương tự, ông Huỳnh Ngọc Ẩn-Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro-cho rằng: Thực hiện 3 chương trình MTQG trên địa bàn còn vướng mắc dẫn đến tiến độ giải ngân chậm và có một số nguồn vốn địa phương không thực hiện được phải trả lại hoặc chuyển nguồn. “Đề nghị UBND tỉnh kiến nghị với các bộ, ngành có văn bản hướng dẫn chi trả tiền hỗ trợ khoán bảo vệ rừng cho cộng đồng, hộ gia đình trong trường hợp thời gian bảo vệ rừng không đủ 1 năm; ban hành quy định thực hiện việc ủy thác nguồn kinh phí sự nghiệp được giao để hỗ trợ phát triển sản xuất và sinh kế cho các hộ DTTS có hoàn cảnh khó khăn. Đề nghị UBND tỉnh điều chuyển nguồn vốn ngân sách trung ương thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững và Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi năm 2022, 2023 với số tiền hơn 25,8 tỷ đồng không có khả năng thực hiện và giải ngân được của huyện sang cho các đơn vị, địa phương khác để thực hiện”-Phó Chủ tịch UBND huyện Kông Chro kiến nghị.

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các chương trình MTQG trên địa bàn tỉnh, đại diện các sở, ban, ngành và địa phương đã đề xuất nhiều giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc. Ông Kpă Đô-Trưởng ban Dân tộc tỉnh-cho hay: Dự án hỗ trợ đất ở, nhà ở, đất sản xuất thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi còn gặp nhiều vướng mắc nhưng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 38/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 27/2022/NĐ-CP, trong đó có việc hỗ trợ trực tiếp cho người dân bằng tiền (không lập dự án đầu tư theo quy định). Do đó, đề nghị các địa phương khẩn trương hỗ trợ nhà ở cho người dân; bố trí ngân sách địa phương thực hiện cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các hộ được hỗ trợ nhằm đảm bảo đời sống cho người dân. Đồng thời, đề nghị các địa phương rà soát quỹ đất để hỗ trợ theo quy định.

Còn theo ông Vũ Ngọc An-Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT: Để tháo gỡ khó khăn trong vấn đề trợ cấp gạo bảo vệ và phát triển rừng, Sở đã phối hợp với các sở, ngành liên quan báo cáo, đề xuất UBND tỉnh xác định cụ thể đối tượng hộ gia đình nghèo chưa tự túc được lương thực, quyết định đối tượng được trợ cấp, mức trợ cấp cụ thể theo diện tích, số khẩu phù hợp với thực tế địa phương và thời gian trợ cấp.

Sau khi nghe ý kiến của lãnh đạo các sở, ban, ngành, địa phương, phát biểu kết luận hội nghị, Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long nhấn mạnh: Thời gian qua, Trung ương và tỉnh đã tổ chức nhiều cuộc khảo sát, đánh giá tổng hợp các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai và đã có một số cơ chế để tháo gỡ. Tuy nhiên, kết quả triển khai thực hiện các chương trình MTQG vẫn còn hạn chế, tỷ lệ giải ngân vốn còn thấp; ở một số nơi, người đứng đầu còn chưa sâu sát đôn đốc thực hiện; chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư còn chưa tốt, công tác giải phóng mặt bằng còn chậm trễ nên đã gặp vướng mắc trong triển khai, ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và giải ngân chung của chương trình.

Ảnh: Đức Thụy

Ảnh: Đức Thụy

Để đẩy nhanh tiến độ triển khai các chương trình MTQG, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài chính khẩn trương phối hợp với các sở, ban, ngành và địa phương tham mưu UBND tỉnh trình HĐND tỉnh tại kỳ họp thứ 14 HĐND tỉnh sắp tới ban hành quy định, định mức chi ngân sách nhà nước hỗ trợ thực hiện dự án giúp các địa phương có cơ sở giải ngân nguồn vốn; khẩn trương ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể trình tự, thủ tục thanh, quyết toán các chương trình MTQG, tạo thuận lợi cho cấp cơ sở đẩy nhanh tiến độ giải ngân chương trình. Sở Xây dựng tham mưu UBND tỉnh ban hành quyết định quy định mức hỗ trợ giám sát thi công công trình; quy định việc quản lý, vận hành công trình, quy trình bảo trì, mức chi phí bảo trì công trình các dự án thuộc chương trình MTQG áp dụng cơ chế đặc thù trên địa bàn tỉnh. Ban Dân tộc tỉnh rà soát tham mưu UBND tỉnh sửa đổi tỷ lệ hỗ trợ và cơ chế quay vòng một phần vốn hỗ trợ bằng tiền để luân chuyển trong cộng đồng thực hiện dự án phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Các chủ chương trình (Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, Ban Dân tộc tỉnh) tiếp tục theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện từng chương trình MTQG của các sở, ban, ngành, địa phương theo quy định và kịp thời hướng dẫn, xử lý các khó khăn, vướng mắc theo thẩm quyền…


Cùng với đó, Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố chủ động, quyết liệt hơn nữa trong triển khai thực hiện các chương trình MTQG. Trong đó, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc các nhà thầu, tư vấn đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn được giao; phân công cụ thể lãnh đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ thực hiện các chương trình.

Có thể bạn quan tâm

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ cuối: Những gạch nối hòa bình

(GLO)- Những người lính từ mặt trận trở về, những người chỉ lặng lẽ phía sau phục vụ chiến đấu và cả những người sinh ra dưới bầu trời không tiếng súng… đều tiếp tục tự nguyện trở thành gạch nối hòa bình giữa 2 quốc gia, 2 dân tộc, hóa giải sâu sắc những đau thương để lại từ một cuộc chiến.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 3: Người về từ chiến trường K

(GLO)- Trong suốt 10 năm người lính tình nguyện Việt Nam làm nghĩa vụ quốc tế, có người may mắn trở về, người đến giờ vẫn còn nằm lại trên đất bạn. Nhưng, như lời một người lính trở về thì “một cuộc sống trung thực và can đảm không cho phép chúng ta sống hời hợt, đại khái”.

Chiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

E-magazineChiến trường K “Mùa chinh chiến ấy” - Kỳ 2: Nghĩa tình lính trận

(GLO)- Điều gì đã gắn kết những người lính tình nguyện Việt Nam để làm nên khúc khải hoàn trên chiến trường K? Đó có phải là tình đồng đội thiêng liêng, cao cả; là sự giúp đỡ vô tư, trong sáng và cũng đầy ân tình đối với người dân nước bạn, thậm chí với cả người ở phía bên kia chiến tuyến?

Canh cánh nỗi lo mía cháy

E-magazineCanh cánh nỗi lo mía cháy

(GLO)- Thời tiết nắng nóng kéo dài cùng với sự bất cẩn của người dân trong đốt dọn ruộng mía tiềm ẩn nguy cơ cháy rất cao. Bà con nông dân đang canh cánh nỗi lo mía cháy.

Khúc hoan ca làng chài

E-magazineKhúc hoan ca làng chài

(GLO)-

Từ dăm con thuyền dạt trôi giữa mênh mông sông nước Sê San ngày nào đã hình thành 1 làng chài với hơn 30 hộ dân. Hôm nay, làng chài trên dòng Sê San đã đổi vận từ con cá và du lịch.

Xuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

E-magazineXuất khẩu nông sản: Tín hiệu lạc quan

(GLO)- Sau Tết Nguyên đán, các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã bắt tay vào sản xuất kinh doanh. Năm nay, các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản nhận được nhiều đơn hàng hơn so với năm ngoái. Đây là tín hiệu lạc quan, kỳ vọng tạo đột phá cho ngành xuất khẩu nông sản của tỉnh trong năm 2024.