Chủ động, bình tĩnh, chắc chắn bước qua chông gai

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Mặc dù đã được dự báo trước, năm 2023 là năm thuận lợi, khó khăn đan xen nhưng khó khăn vẫn nhiều hơn thuận lợi. Ý thức được điều đó, chúng ta đã chủ động, tự tin, chắc chắn, đoàn kết để vượt qua chông gai. Chúng ta đã đạt nhiều thành tựu nổi bật trong phát triển KT-XH tháng 2 và 2 tháng đầu năm, thời điểm có Tết Nguyên đán. Tinh thần 'tháng Giêng là tháng ăn chơi' dường như không còn nữa.
Cán cân thương mại tiếp tục thặng dư 2,82 tỷ USD

Cán cân thương mại tiếp tục thặng dư 2,82 tỷ USD

Trong bức tranh có cả mảng sáng - tối của 2 tháng đầu năm, hoạt động xuất khẩu hàng hóa đã cho thấy những tín hiệu khởi sắc khi bắt đầu lấy lại đà tăng trưởng. Cán cân thương mại tiếp tục thặng dư 2,82 tỷ USD minh chứng cho việc chúng ta đã nắm được lại thị trường truyền thống và mở rộng thị trường mới để đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa.

Trải qua giai đoạn khó khăn, đình trệ do dịch COVID-19, vì thế quá trình phục hồi thường đòi hỏi nỗ lực phải lớn gấp nhiều lần so với thông thường, đặc biệt, không còn chỗ cho tư tưởng "đủng đỉnh đầu năm". Chúng ta đã chậm lại nhiều sau 2 năm dịch bệnh, nếu tiếp tục chậm, dù là chút ít do các yếu tố như nghỉ lễ kéo dài, thì bước thụt lùi sẽ lớn hơn.

Do đó, ngay từ đầu năm, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quán triệt cả bộ máy vào cuộc quyết liệt, bắt tay ngay vào công việc, trở lại với "guồng quay công việc" sau kỳ nghỉ Tết. Chúng ta chắt chiu từng cơ hội cho tăng trưởng, nhất là khi đã có thời cơ lớn do sớm kiểm soát được dịch bệnh.

Những điểm sáng của 2 tháng đầu năm 2023 đã cho thấy "trái ngọt" từ những nỗ lực, những quyết liệt, những chuyến công tác xuyên Tết của lãnh đạo Chính phủ, các cấp, các ngành. Đó là lạm phát được kiểm soát ở mức phù hợp; chỉ số sản xuất của một số ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 2 tăng cao; tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới tính đến ngày 20/2 đạt 1,76 tỷ USD, gấp 2,8 lần và số dự án cấp mới cũng gấp tới 1,4 lần cùng kỳ năm trước; khách quốc tế ước đạt 1,8 triệu lượt, gấp 36,6 lần so với cùng kỳ năm trước...

Đặc biệt, với những chỉ đạo quyết liệt và nhiều giải pháp rất mạnh của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, đầu tư công bắt đầu có những chuyển biến rất tích cực (tăng gần 37% so với cùng kỳ). Từ đó, củng cố thêm niềm tin đầu tư công hoàn toàn có thể là động lực tốt cho tăng trưởng trong năm nay, khi mọi năm, câu chuyện giải ngân thường được nhắc tới là "đủng đỉnh đầu năm".

Năm 2022, tỷ lệ giải ngân đạt gần 93,5% kế hoạch và là năm có số tuyệt đối giải ngân cao nhất từ trước đến nay. Còn năm nay, kế hoạch vốn được Quốc hội quyết nghị là hơn 711.000 tỷ đồng. Dù mục tiêu giải ngân cải thiện không lớn về tỷ lệ khi chỉ cao hơn ít nhất 1,5% so với năm ngoái nhưng rất thách thức bởi con số giải ngân tuyệt đối tối thiểu phải đạt khoảng 676.000 tỷ đồng, tức là tăng thêm tới hơn 134.000 tỷ đồng so với năm 2022.

Mục tiêu phấn đấu tỷ lệ giải ngân đầu tư công ít nhất 95% trong năm 2023 như Thủ tướng đề ra tại Hội nghị toàn quốc về giải ngân vốn đầu tư công vừa qua, đòi hỏi quyết tâm rất lớn trong thực hiện và quyết tâm này phải cao hơn trước nhiều mới có thể đạt được. Bởi những năm gần đây, dù năm nào cũng quyết tâm, cuối cùng, vì nhiều lý do cả khách và chủ quan, kết quả giải ngân vẫn chưa đạt như mong muốn.

Khối lượng phải giải ngân đầu tư công rất lớn khi hàng loạt công trình, dự án lớn, nhỏ sẽ và đang triển khai, rất cần các cấp, các ngành phải nhanh hơn, quyết liệt hơn, hiệu quả hơn, và phải cố gắng ngay từ những ngày đầu, tháng đầu của năm. Chỉ khi có 3 cái "hơn" này, một nguồn lực quan trọng mới thật sự trở thành động lực cho phát triển.

Ngoài những điểm sáng, số liệu tháng 2 và 2 tháng đầu năm 2023 cho thấy nền kinh tế bộc lộ khá nhiều khó khăn so với những gì chúng ta quan sát được vào cuối năm 2022. Ý thức được điều đó, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo, sát sao từng việc, điều hành một cách chủ động, tự tin, bài bản, chắc chắn để vượt qua chông gai.

Nền kinh tế năm 2023 mới đi được 2 tháng, với "bước đà" đầy cố gắng. Nhưng chặng đường phía trước vẫn còn dài, còn nhiều chông gai, đòi hỏi phải đoàn kết hơn nữa, gắng sức hơn nữa để tiến bước trong gió ngược, chứ chưa thể hài lòng hay thỏa mãn với các chỉ số. Sau chạy đà, giai đoạn tăng tốc phải được bắt đầu ngay.

Có thể bạn quan tâm

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đẩy nhanh sửa thuế TNCN

Đó là mong muốn của hàng triệu người làm công ăn lương khi Bộ Tài chính chính thức lấy ý kiến góp ý rộng rãi về việc sửa đổi những bất cập của luật Thuế thu nhập cá nhân hiện hành.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.