Chống tham nhũng và niềm tin “không còn vùng cấm, không có ngoại lệ”

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Đại án Vạn Thịnh Phát và nhiều vụ án kinh tế liên tiếp được khởi tố trong thời gian gần đây đã kéo hàng loạt cán bộ lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương ngã ngựa cho thấy sự nguy hiểm của những chiếc vòi bạch tuộc mà các doanh nghiệp làm ăn bất chính đã vươn ra.

Nhiều cán bộ thoái hóa biến chất, tham nhũng đã và đang chịu sự nghiêm trị của pháp luật, cho thấy cuộc đấu tranh phòng-chống tham nhũng, làm trong sạch bộ máy lãnh đạo mà Đảng ta đang tiến hành thực sự không còn vùng cấm, không có ngoại lệ.

Chủ tịch Vạn Thịnh Phát Trương Mỹ Lan đã phải lĩnh án tử hình, mức án tương xứng với tội trạng mà đối tượng đã phạm phải khi gây thất thoát hàng trăm ngàn tỷ đồng của Nhà nước. Cùng với đó là hàng chục lãnh đạo Ngân hàng SCB, cựu cán bộ Ngân hàng Nhà nước, cán bộ Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước cũng phải ra tòa lãnh án vì đã tiếp tay cho tội phạm.

Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn Nguyễn Văn Hậu (Hậu pháo) bị khởi tố, tạm giam để điều tra về tội “Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng”. Vụ án cũng kéo theo một loạt bí thư, nguyên bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, chủ tịch, nguyên chủ tịch UBND 2 tỉnh Vĩnh Phúc và Quảng Ngãi vào trại giam vì hành vi nhận hối lộ.

Trước đó không lâu, những sai phạm của một số cá nhân trong Dự án Khu đô thị thương mại nghỉ dưỡng sinh thái Đại Ninh khiến Bí thư Tỉnh ủy Lâm Đồng Trần Đức Quận và Chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Hiệp bị khởi tố, bắt tạm giam. Xa hơn nữa là đại án Công ty Việt Á, “chuyến bay giải cứu”, những sai phạm của Công ty cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC)… đã khiến hàng trăm cán bộ từ trung ương đến địa phương phải “giữa đường đứt gánh” chỉ vì không vượt qua được sự cám dỗ của đồng tiền.

Hay như mới đây là vụ án vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và đưa hối lộ xảy ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Thuận An. Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Nguyễn Duy Hưng bị bắt đã kéo theo nhiều cán bộ bị khởi tố vì nhận hối lộ, trong đó có Phạm Thái Hà-Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội. Ông Hà bị khởi tố vì “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi”…

Không khó để điểm mặt chỉ tên những vụ án mà trong đó, doanh nghiệp đã bắt tay với quan chức để lách luật, mưu lợi cho mình. Hậu quả là người mất chức, kẻ bị bắt giam, ra tòa lĩnh án. Còn thiệt hại về tiền bạc, tài sản thì Nhà nước và Nhân dân phải gánh chịu.

Việc truy tố, kết án những doanh nhân dùng tiền bạc, quan hệ để lũng đoạn hoạt động của cơ quan nhà nước; các cán bộ tiêu cực, tham nhũng dù bất kỳ vị trí, cấp bậc nào cho thấy chưa bao giờ cuộc đấu tranh phòng-chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta lại được chỉ đạo một cách mạnh mẽ, bài bản, đồng bộ, quyết liệt và có hiệu quả rõ rệt như thời gian gần đây.

Cũng vì vậy mà chưa bao giờ cán bộ, đảng viên và người dân bày tỏ sự tin tưởng, ủng hộ tuyệt đối tinh thần chống tham nhũng không có vùng cấm, không có ngoại lệ của Đảng do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trực tiếp chỉ đạo như hiện nay.

Ai cũng biết, dù là thể chế nào thì những cái bắt tay trong bóng tối vẫn luôn tồn tại. Chỉ là ít hay nhiều mà thôi. Trách nhiệm của cơ quan thực thi pháp luật là bám sát định hướng chỉ đạo của Đảng, quy định của pháp luật để ngăn ngừa, phát hiện và xử lý triệt để tội phạm. Bởi thực tế những vụ án tham nhũng vừa qua cho thấy, có nhiều kiểu móc ngoặc, hối lộ đã được các đối tượng thực hiện để lũng đoạn quan chức, mưu lợi cho mình.

Cũng không ít cán bộ thoái hóa biến chất, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhận hối lộ hàng chục, hàng trăm tỷ đồng để tác động cho doanh nghiệp phe nhóm, “sân trước”, “sân sau”, “sân bên cạnh” trúng thầu nhiều dự án hàng trăm, hàng ngàn tỷ đồng. Không giản đơn mà một chuyên viên Nhà xuất bản Giáo dục lại bị kết tội “lợi dụng quan hệ, tác động đến một số bộ, ngành tạo điều kiện cho Công ty Việt Á trúng thầu cung cấp kits xét nghiệm Covid-19 để trục lợi cá nhân”!

Còn tham nhũng thì đất nước còn nghèo, người dân còn khổ. Cuộc chiến chống tham nhũng do Đảng ta phát động đã mạnh rồi, cần phải tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa, để những kẻ tham nhũng phải bị trừng trị, nguồn lực quốc gia mới không bị bào mòn, chúng ta mới huy động được sức mạnh toàn dân thực hiện mục tiêu đưa Việt Nam thành nước phát triển, có thu nhập cao vào năm 2045 như Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XIII đã đề ra.

Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Chuyển đổi công việc sau tinh giản

Theo Bộ Nội vụ, quy mô công chức, viên chức dự kiến giảm 20%, tương đương 100.528 người (không tính viên chức y tế và giáo dục). Chủ trương tinh giản biên chế nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả bộ máy nhà nước là đúng đắn. 

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Phát triển Quỹ nhà ở quốc gia

Quỹ phát triển nhà ở quốc gia được Tổng Bí thư Tô Lâm đề cập hồi đầu năm nay, nhằm phát triển nhà giá rẻ tại các đô thị lớn. Ngay sau đó, Bộ Xây dựng đã vào cuộc triển khai nghiên cứu, rà soát các quy định pháp luật để thực hiện.

Con đường tất yếu

Con đường tất yếu

Vài năm trở lại đây, các sản phẩm văn hóa - nghệ thuật Việt đã được khai thác với tinh thần mới: vừa trân trọng truyền thống, vừa dấn thân khai phá cái mới.

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

Xóa mù về trí tuệ nhân tạo

(GLO)- Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là lựa chọn bắt buộc, là con đường duy nhất để đưa đất nước phát triển và nâng cao đời sống người dân.

Chứng khoán lạnh và nóng

Chứng khoán lạnh và nóng

Lên cao vút, xuống mất hút; lúc lên thì không ai bán, lúc xuống lại chẳng ai mua... là tình trạng thị trường chứng khoán trong nước mấy phiên vừa qua. Chuyện này cũng chẳng có gì mới nhưng chỉ lúc xong rồi, rất nhiều người mới nhận ra mình đã phản ứng "quá nóng" ở thời điểm cần có một cái đầu lạnh.

Bụt nhà không thiêng?

Bụt nhà không thiêng?

Theo thống kê của Trung tâm dịch vụ việc làm TP.HCM, trong quý 1 năm nay, có hơn 6.000 vị trí công việc với mức lương trên 50 triệu đồng/tháng được các doanh nghiệp (DN) đăng tuyển cho người lao động (NLĐ) VN, theo quy định tại Nghị định 70/2023 của Chính phủ.

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

Sáp nhập đơn vị hành chính gắn với bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa

(GLO)- Thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy của hệ thống chính trị là yêu cầu mang tính sống còn của đất nước trước vận hội phát triển mới. Trong đó, sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã để xây dựng mô hình chính quyền 2 cấp đang được dư luận hết sức quan tâm.

Giảm tải cho học sinh

Giảm tải cho học sinh

Không phải ngẫu nhiên mà phát ngôn mới đây của lãnh đạo vụ chức năng thuộc Bộ GD-ĐT về việc 'bắt buộc' dạy học 2 buổi/ngày ở cấp THCS, THPT lại làm dậy sóng dư luận đến vậy.