Chọn ngành hay trường trước khi đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Nhiều thí sinh đang lúng túng trong việc chọn ngành hay chọn trường trước khi đăng ký xét tuyển đại học, cao đẳng. Việc xác định chính xác trường hay ngành trước cần dựa trên những nguyên tắc nào?

Không chỉ các sĩ tử lớp 12 mà các em học sinh lớp 10, 11 cũng đã dành thời gian để tìm hiểu các thông tin tư vấn tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng. Câu hỏi “chọn ngành hay trường trước” vẫn đang là chủ đề được các học sinh THPT băn khoăn khi đứng trước ngưỡng cửa vào giảng đường đại học.

Nhiều học sinh băn khoăn giữa chọn ngành hay chọn trường trước. Ảnh: Internet

Nhiều học sinh băn khoăn giữa chọn ngành hay chọn trường trước. Ảnh: Internet

Lựa chọn khó khăn

Thí sinh Nguyễn Trần Đức Anh lớp 12B7 (Trường THPT Lê Lợi TP. Pleiku) chia sẻ: “Đối với bản thân em, việc lựa chọn và đưa ra quyết định học ngành gì ở ngôi trường nào thực sự không hề dễ. Bởi ngoài sở thích, còn xét nhiều khía cạnh như: học lực, học phí, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp...

Tuy nhiên, bản thân mong muốn học chuyên ngành Quản lý Nhà nước của Trường Học viện Hành chính Quốc gia, bởi vì em rất đam mê và muốn trở thành một chuyên viên, cán bộ trong các đơn vị nhà nước”.

Không riêng gì Đức Anh, thời gian này, nhiều học sinh vừa hoàn thành chương trình lớp 12 cũng không khỏi lo lắng với việc chọn ngành, nghề của mình.

Em Nguyễn Luân Thành Phát lớp 12B1 (Trường THPT Pleiku) chia sẻ: “Từ đầu năm lớp 12, em đã phân vân và lo lắng trong vấn đề chọn ngành học phù hợp với bản thân. Bởi đây là năm cuối tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông cũ nên em khá áp lực trong việc sắp xếp các nguyện vọng của mình sao cho hợp lý. Hiện tại, em chưa vội quyết định chọn trường, vì cần tập trung bước qua kỳ thi tốt nghiệp THPT trước, rồi tính tiếp”.

Học sinh lớp 12 lắng nghe thầy cô tư vấn tuyển sinh. Ảnh: Đồng Lai
Học sinh lớp 12 lắng nghe thầy cô tư vấn tuyển sinh. Ảnh: Đồng Lai

Không chỉ khối 12, nhiều em học sinh ở các khối 10, 11 cũng băn khoăn trong việc nên ưu tiên chọn ngành học và trường trước. Là một học sinh sắp bước chân vào lớp 12, em Trần Nguyễn Xuân Mai-lớp 11 chuyên Hóa (Trường THPT chuyên Hùng Vương, TP. Pleiku) thường xuyên dành thời gian rảnh để tìm hiểu thông tin tuyển sinh của các trường đại học.

“Theo quan điểm của em thì nên chọn trường trước. Lựa chọn ngành học cũng rất quan trọng nhưng em nghĩ môi trường sẽ quyết định đến sự phát triển của mỗi học sinh để đến khi ra trường sẽ trở thành người có ích cho xã hội”-em Xuân Mai nói.

Cần dựa trên năng lực bản thân

Chọn ngành hay trường trước, đây là quyết định và bước ngoặt lớn đầu tiên của các em học sinh THPT. Do đó, các em cần tham khảo ý kiến từ gia đình, anh chị, bạn bè, trung tâm tuyển sinh để có quyết định đúng, phù hợp với năng lực, sở trường của bản thân.

Sinh viên ngành Thanh nhạc Hà Tuấn Nam (năm cuối, Trường Cao đẳng Gia Lai) nhắn nhủ các lớp đàn em: “Các em có thể tham gia các buổi tư vấn tuyển sinh, định hướng chọn ngành, chọn trường do các trường đại học, cao đẳng tổ chức. Trên cơ sở đó, các em sẽ có thêm nhiều thông về các các ngành, trường đại học mình quan tâm và tìm ra được chuyên ngành và môi trường học tập phù hợp với mong muốn của mình”.

Là một cán bộ tư vấn tuyển sinh, cô Nguyễn Thị Thảo-Phó Giám đốc Trung tâm tuyển sinh và hỗ trợ học sinh, sinh viên (Trường Cao đẳng Gia Lai) cho rằng, để lựa chọn trường hay ngành trước: Đầu tiên, mỗi học sinh cần biết được năng lực học tập, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích… từ đó chọn ngành phù hợp với mình trước. Việc chọn ngành trước giúp bản thân xác định rõ mục tiêu nghề nghiệp, từ đó so sánh và lựa chọn trường phù hợp với định hướng của bản thân.

Tuy nhiên, chọn trường đóng vai trò quan trọng không kém và liên quan đến nhiều yếu tố như: trường ở các thành phố lớn hay tỉnh nhỏ, đội ngũ giảng viên uy tín, cơ sở vật chất hiện đại, nhiều cơ hội việc làm… Đặc biệt, tùy vào điều kiện kinh tế từng gia đình, tính cách hướng nội hay hướng ngoại sẽ chọn được ngôi trường phù hợp.

Clip: Học sinh nên chọn trường hay chọn ngành trước. Thực hiện: Đồng Lai

Năm 2024, kỳ thi THPT quốc gia bắt đầu tổ chức từ ngày 26 đến 29-6, thời gian công bố kết quả thi dự kiến 8 giờ 00 ngày 17-7. Sau đó, các địa phương sẽ tiến hành xét tốt nghiệp cho học sinh dự thi và sử dụng kết quả thi để xét tuyển sinh đại học, cao đẳng theo kế hoạch tuyển sinh.

Có thể bạn quan tâm

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

Giới trẻ Gia Lai săn lùng “hộp mù” Baby Three

(GLO)- Những tháng cuối năm 2024, “hộp mù” Baby Three là từ khoá hot nhất trên mạng xã hội. Giới trẻ Gia Lai cũng không nằm ngoài xu hướng khi ngày càng có nhiều người hưởng ứng trào lưu và nhiều điểm bán sẵn sản phẩm “mọc lên” trên khắp Phố núi.

Xu hướng kết hôn muộn có đáng lo?

Xu hướng kết hôn muộn có đáng lo?

Trước đây, thời ông bà, cha mẹ, “trai 18, gái 20” là đến tuổi dựng vợ, gả chồng. Đến thế hệ 7X, 8X, giai đoạn 20-25 tuổi là độ tuổi đẹp nhất để yêu và kết hôn. Song hiện nay, nhiều bạn trẻ 9X ngoài 30 tuổi vẫn chưa vội yêu và lập gia đình.

Khi Gen Z la cà trên mạng - Bài cuối: Cách nào không lạc lối trong thế giới ảo?

Khi Gen Z la cà trên mạng - Bài cuối: Cách nào không lạc lối trong thế giới ảo?

Để giúp thế hệ gen Z tránh bị lạc trong những mê cung trên mạng xã hội, các chuyên gia về truyền thông xã hội, tâm lý học đã đưa ra những khuyến nghị giúp nâng cao khả năng quản trị cảm xúc và “chậm lại” đi tìm những giá trị thông tuệ, góp phần xây dựng một xã hội vững bản sắc.

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

Chuyện về “đại sứ văn hóa đọc” Bùi Phạm Thùy Linh

(GLO)- Cuối tháng 10 vừa qua, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch tổ chức lễ tổng kết và trao giải Đại sứ văn hóa đọc năm 2024. em Bùi Phạm Thùy Linh-Học sinh lớp 5A, Trường Tiểu học Kim Đồng (thị trấn Ia Kha, huyện Ia Grai) đã đạt giải nhì toàn quốc và giải “Truyện ngắn khuyến đọc hay nhất”.