Choáng với việc chính quyền phường thu cả tiền quỹ lễ hội

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong lúc nhiều người dân gặp khó khăn còn chưa nhận được tiền hỗ trợ dịch COVID-19, thì chính quyền ở một phường tại Hà Nội lại thu một lúc 6-7 loại quỹ. Thậm chí, thu cả quỹ lễ hội địa phương ngay cả khi lễ hội phải hoãn.
 

Trong 9 loại quỹ mà người dân đóng, có cả quỹ Lễ hội Đình Gừng. Khoảng trống, không phải là không thu mà là đã thu, thu ngay cả khi Lễ hội này phải tạm dừng. Ảnh Q.P
Trong 9 loại quỹ mà người dân đóng, có cả quỹ Lễ hội Đình Gừng. Khoảng trống, không phải là không thu mà là đã thu, thu ngay cả khi Lễ hội này phải tạm dừng. Ảnh Q.P


Bức ảnh được chị Q.P chụp lại là bảng kê các loại quỹ mà Phường Khương Đình, quận Thanh Xuân, Hà Nội đang triển khai thu của dân.

6 loại quỹ: Quỹ phường, quỹ tổ dân phố, quỹ vì trẻ thơ, quỹ nhân đạo từ thiện, quỹ tình nghĩa, quỹ khuyến học, quỹ người cao tuổi - Được thu ngay, liền lúc.

3 loại quỹ Quỹ vì người nghèo, quỹ vì biển đảo Việt Nam, quỹ lễ Đình Gừng để trống, không phải vì không thu, mà đã thu từ hồi tháng 3.2020, giữa thời điểm cả nước “chống dịch như chống giặc”.

Lễ hội Đình Gừng năm nay đã phải dừng tổ chức do dịch bệnh. Nhưng phường thì vẫn triển khai thu quỹ hội làng... như mọi năm.

9 loại quỹ. Thu ngay trong thời điểm gói 62.000 tỉ đang được giải ngân để hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi COVID-19. Thu ngay cả khi dân còn chưa kịp hoàn hồn sau dịch. Thu ngay cả khi một bộ phận người dân thất nghiệp còn đang chưa kịp trở lại với công việc.

Nhưng vấn đề không chỉ là ở việc thu quỹ. Vấn đề ở chỗ dù là người đóng quỹ, người dân không thể biết số tiền mà họ đóng góp được bao nhiêu, chi tiêu thế nào, có đúng mục đích không.

20 năm sống ở thủ đô, gia đình văn hóa, năm nào cũng đóng quỹ, bị thu không sót một loại quỹ nào. Nhưng, chị Q.P nói chưa bao giờ được thông báo chính thức về số tiền gia đình đóng góp, trong khi đáng lẽ: “Chí ít phường cũng công khai trên trang web, hay cổng thông tin điện tử của quận”.

Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng từng công khai có tới 48 quỹ ngoài ngân sách gồm 28 quỹ ở Trung ương, 20 quỹ ở địa phương.

Đừng nói quỹ tự nguyện như ở Hà Nội, ngay cả các quỹ ngoài ngân sách cũng có vấn đề. Chẳng hạn ngay cả Quỹ Phòng chống thiên tai, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân từng đánh giá Quỹ này chi rất ít, cứ thiên tai xảy ra thì chúng ta lại đóng góp, cơ quan nào cũng đóng góp, rồi ngân sách Nhà nước, ngân sách địa phương, dự phòng ngân sách rồi các doanh nghiệp, các tổ chức, đoàn thể đều đóng góp. Và Chủ tịch Quốc hội đặt thẳng vấn đề “Việc tồn tại quỹ này phải xem lại”.

Dân đang phải đóng đủ loại thuế, phí. Đang phải đóng rất nhiều các loại quỹ. Và rất nhiều người không vui vẻ gì, thậm chí ấm ức, bức xúc với việc bị buộc phải... tự nguyện.

Việc thu ồ ạt, với việc tổ chức thành đoàn, thành tổ đi thu, được chăng hay chớ, thiếu toàn bộ yếu tố công khai, minh bạch trong việc sử dụng... có lẽ, cần phải xem xét lại, ở khía cạnh đã đến lúc chấm dứt việc thu các loại quỹ thế này.

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/choang-voi-viec-chinh-quyen-phuong-thu-ca-tien-quy-le-hoi-812437.ldo

Theo Anh Đào (LĐO)

 

Có thể bạn quan tâm

Chiêu trò nguy hại

Chiêu trò nguy hại

Những ngày vừa qua, một cuộc tranh cãi đã diễn ra trên mạng xã hội, bắt nguồn từ nhiều ý kiến cá nhân trước một hoạt động của doanh nghiệp. Cuộc tranh cãi đã trở nên ồn ào, gây nhiều phản ứng hơn khi xuất hiện một làn sóng định hướng thông tin bằng phương pháp seeding.

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Người lao động trong kỷ nguyên mới

Báo cáo của Tổ chức Lao động quốc tế từng chỉ ra trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, một số ngành nghề sẽ biến mất. Trong đó, những nghề có nguy cơ bị robot thay thế là công nhân nhà máy (44%), nhân viên thu ngân (40%), lái xe taxi (20%), nhân viên chăm sóc khách hàng (18%), phi công (16%)...

Rạng rỡ Việt Nam

Rạng rỡ Việt Nam

Hôm nay, người dân TPHCM cùng cả nước hân hoan Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước - thành quả vĩ đại nhất trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc do Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh lãnh đạo, trong niềm vui, tự hào và xúc động dâng trào.

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

Để giang sơn gấm vóc mãi mãi yên bình, cường thịnh

(GLO)- Nửa thế kỷ hòa bình thống nhất là nửa thế kỷ xây dựng lại non sông từ vỡ vụn chiến tranh. Vượt qua những trở lực từ bên ngoài, dám nhìn nhận những sai lầm nội tại, chúng ta tiến hành công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu mà 40 năm trước, nhiều người không thể hình dung.

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Hòa bình cho tất cả chúng ta

Trong những ngày cả nước hướng về đại lễ của dân tộc, câu chuyện hào hùng được tiếp nối qua bao thế hệ, người trẻ hôm nay kể về niềm tự hào bằng ngôn ngữ thế hệ gen Z, gen Y, những video, hình ảnh, bài viết ngập sắc cờ đỏ sao vàng phủ kín mạng xã hội.

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Tương lai viết nên từ bản lĩnh văn hóa

Di sản nếu không được số hóa, không được kể lại theo cách của thời đại sẽ dần bị đứt gãy trong trí nhớ cộng đồng. Một thế hệ lớn lên không thấy được những giá trị đã tạo nên cội nguồn sẽ khó tìm thấy niềm tự hào, khó kiến tạo tương lai có chiều sâu văn hóa.