Cho đi và đòi lại

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Hoạt động từ thiện trong cộng đồng tiếp tục ồn ào qua trường hợp ông Đoàn Ngọc Hải (cựu Phó Chủ tịch UBND quận 1, TP HCM) khi ông đòi lại tiền cứu trợ do địa phương chậm xây nhà tình thương cho người nghèo.

Theo ông Hải, tiền được chuyển cho huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam và TP Châu Đốc, tỉnh An Giang từ ngày 2-3-2021, mỗi nơi 106 triệu đồng. Trong khi 5 địa phương khác được ông chuyển tiền cùng lúc đến nay đã xây nhà và báo tin cho ông biết thì Nam Trà My và Châu Đốc chưa tiến hành, dù ông đã nhiều lần lên mạng xã hội cảnh báo, nhắc nhở.

Dư luận lập tức dậy sóng ngay sau khi ông Đoàn Ngọc Hải lên tiếng, hầu hết "chĩa mũi dùi" vào 2 địa phương nói trên. Lần lượt bà Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện Nam Trà My và ông Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP Châu Đốc phản hồi qua Báo Người Lao Động. Châu Đốc cho hay họ "hòa vào nguồn tiền vận động hằng năm để lên kế hoạch cất nhà cho những hoàn cảnh khó khăn"; còn Nam Trà My cũng "gửi vào quỹ của Ban Cứu trợ huyện Nam Trà My; huyện đã và đang phân bổ cho các hộ dân bị thiệt hại nhà cửa với kinh phí mỗi hộ 40 triệu đồng/ngôi nhà theo quy định". Từ đây, ông Đoàn Ngọc Hải càng cương quyết đòi lại tiền để đem tặng cho nơi khác vì cách làm của Nam Trà My và Châu Đốc, theo ông, là không đúng với thống nhất ban đầu, vô cảm với dân...

Trong chuyện này, cách giải quyết của các bên đều không thỏa đáng. Ông Đoàn Ngọc Hải thay vì lên mạng xã hội gây áp lực - dễ khiến người ta nghĩ ông cố tình gây chú ý - thì trước đó hoàn toàn có đủ thời gian và điều kiện liên lạc với những địa phương này để làm rõ sự tình rồi hãy quyết định đòi lại hay không. Nam Trà My và Châu Đốc cũng vậy, tiền cứu trợ ông Hải chuyển đã nêu rõ mục đích và đối tượng thụ hưởng ngay từ đầu nhưng cả hai nơi đều đem "nhập vào quỹ chung", như vậy là chưa làm hết trách nhiệm. Ý chí và cách làm của các bên khác biệt nhau nhưng không kết nối với nhau được để tìm tiếng nói chung, dẫn tới kết cục không hay. Nếu thật lòng làm từ thiện thì thiếu gì cách để đồng tiền tương tế đến tận tay người nghèo!

Đây không phải là trường hợp đầu tiên tranh cãi về tiền từ thiện. Tháng 10 năm ngoái, ca sĩ Thủy Tiên qua vận động từ cộng đồng đã trực tiếp ra miền Trung trao tiền hỗ trợ người dân bị bão lũ hàng tỉ đồng; rồi cũng nổi lên chuyện ăn chặn, thu lại tiền từ vài cá nhân hoặc cán bộ thôn, xã. Thủy Tiên đã đòi lại. Hay ở xã Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi, tỉnh Kon Tum, người dân sau hơn 2 năm vẫn chưa được nhận tiền cứu trợ do thiên tai...

Những trường hợp đó phần nào làm mất đi ý nghĩa cao đẹp của hoạt động thiện nguyện, xúc phạm lòng tốt của những cá nhân phát tâm giúp đời cứu người, gây hồ nghi lẫn nhau, tạo thiên hướng tiêu cực trong tâm lý cộng đồng.

Nhìn ở một góc độ khác, có thể thấy chuyện đòi lại của ông Đoàn Ngọc Hải hay ca sĩ Thủy Tiên là tích cực, có tác dụng nhắc nhở những cán bộ chuyên trách tại các địa phương phải luôn trách nhiệm trong việc phân bổ các khoản từ thiện từ nhà hảo tâm; cũng qua đó có thể ngăn chặn mầm mống tiêu cực.

Cho đi với sự trong sáng sẽ luôn được khen ngợi; đòi lại vì sự công bằng và chính đáng cũng là hành động cần thiết.

Theo A.Q (NLĐO)

Có thể bạn quan tâm

Khôn lỏi !

Khôn lỏi !

Hành vi trồng cây, xây dựng tạm trong phạm vi dự án để chờ đền bù thể hiện sự khôn lỏi, cố tình trục lợi bất chính từ chính sách của nhà nước.

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Kiểm soát hàng hóa qua sàn điện tử

Một trong những nguyên nhân khiến lộ lọt thông tin từ camera an ninh của nhiều gia đình, mà Thanh Niên phản ánh trên số báo hôm nay, chính là mua phải hàng trôi nổi trên thị trường, trong đó số lượng không nhỏ đến từ các sàn thương mại điện tử đang bùng nổ mạnh mẽ tại VN.

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Thả gà ra để đuổi

Thả gà ra để đuổi

Những ngày qua, hàng trăm người dân ở xã Quỳnh Long và một số xã khác thuộc H.Quỳnh Lưu (Nghệ An) hoang mang khi nhận được tin báo nhóm người đứng ra huy động tiền của họ bằng hình thức cho vay lãi suất cao bất ngờ tuyên bố không còn khả năng trả nợ.

Phục hồi và tăng tốc

Phục hồi và tăng tốc

Sau hơn 1 tháng bão số 3 (Yagi) đổ bộ, tàn phá các tỉnh phía Bắc, những hậu quả nặng nề đã được cơ quan chức năng thống kê với mức thiệt hại ước tính trên 81.500 tỷ đồng, tác động tiêu cực đáng kể đến tốc độ tăng trưởng GDP trong quý 3 và kéo theo cả năm 2024 sẽ giảm 0,15%.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Thay đổi tư duy nghề nghiệp

Một khảo sát gần đây của chuyên trang tìm việc và tuyển dụng Việc Làm Tốt (Chợ Tốt) với 1.605 người lao động (NLĐ) cho thấy trong hơn 6 tháng qua, có 85% NLĐ muốn nhảy việc. Không chỉ NLĐ trẻ mà nhóm độ tuổi trung niên khác cũng đang tham gia vào trào lưu thay đổi môi trường làm việc.

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Vàng đi về đâu?

Vàng đi về đâu?

Không ai biết thị trường vàng sẽ đi về đâu bởi các câu hỏi đều không có giải đáp cụ thể, còn mua bán vàng trên thị trường thì vẫn khó khăn.