Emagazine

E-magazine Cho đi là còn mãi



Giữa trưa nắng, chúng tôi men theo con đường đất nhỏ hẹp, hai bên là rẫy cà phê để đến thăm mẹ con chị H’Thiêng ở thôn Tao Chor, xã Ia Hrú. Ngôi nhà tôn thấp, nhỏ đơn độc giữa đồng. Rải chiếc chiếu sờn cũ xuống nền đất bên hông nhà, chị H’Thiêng trò chuyện: Ngồi ngoài này có gió thổi cho mát chứ trong nhà nóng lắm! Rồi chỉ tay về phía con bò đang tha thẩn ở khoảnh ruộng còn trơ gốc rạ ở phía xa, chị tiếp lời: “Gia tài của 2 mẹ con chỉ có sào ruộng và 1 con bò thôi. Ruộng thì bố mẹ cho, bò là chị Hội hỗ trợ. Ngồi đây, mình quan sát được hết”.

Chồng mất vì tai nạn giao thông khi chị H’Thiêng mang thai đứa con đầu lòng ở tháng thứ 8. Trong lúc suy sụp vì mất đi bạn đời, chị H’Thiêng may mắn vì luôn có gia đình, người thân và chị Hội cạnh bên an ủi, giúp đỡ. Chị dần nguôi nỗi đau và thuận lợi khi “mẹ tròn con vuông” lúc sinh con. Ôm con gái 22 tháng tuổi vào lòng, chị H’Thiêng cảm kích nói:



Rời nhà chị H’Thiêng, chúng tôi ghé thăm gia đình chị Rmah Hyenh (thôn Tong Yong, xã Ia Hrú). Nỗi đau mất cậu con trai út Rmah Khanh (SN 2007) còn hằn trên khuôn mặt khắc khổ của chị Hyenh. Nhắc lại chuyện đau lòng, chị Hyenh nghẹn ngào: “Khoảng 10 giờ đêm 22-4-2024, con về nhà hỏi mình có đèn pin không để đi mò cua, bắt ốc. Mình không cho đi nhưng con vẫn đi. Sáng hôm sau, mình không thấy con về nên nhờ người làng đi tìm. Cuối cùng mọi người phát hiện thi thể con nổi ở hồ nước gần mỏ khai thác đá đã bỏ hoang”. Vì không có việc làm ổn định, lại nuôi mẹ già bị mù, để lo hậu sự cho con, chị phải chạy vạy vay mượn khắp nơi. Trước hoàn cảnh đó, chị Hội đã kêu gọi các nhà hảo tâm chung tay giúp đỡ được 32 triệu đồng.



Một trường hợp cùng thôn Tong Yong cũng nhận sự giúp đỡ của chị Hội là gia đình bà Lê Thị Lý. Không có đất ở lẫn đất sản xuất, gia đình bà Lý thuê gần 1 ha cà phê để chăm sóc. Ngôi nhà tạm trong rẫy cà phê là nơi ở của 6 thành viên trong gia đình. Bản thân bà Lý bị bệnh về xương khớp, đi lại khó khăn; con trai út mắc bệnh tự kỷ, do vậy cuộc sống khó càng thêm khó. Qua các Mạnh Thường Quân, chị Hội đã vận động nguồn kinh phí 420 triệu đồng mua 250 m2 đất (5 m x 50 m) để xây dựng nhà ở, làm hàng rào, mua sắm vật dụng thiết yếu giúp gia đình bà Lý.



Chưa hết, chị Hội còn hỗ trợ gia đình 4 con heo giống làm phương tiện sinh kế. Năm học 2023-2024, chị nhận giúp đỡ cháu Huỳnh Thị Như Ý (con gái thứ hai của bà Lý) đang học lớp 8 tại Trường THCS Phan Bội Châu số tiền 500 ngàn đồng/tháng. Đang chữa bệnh tại TP. Hồ Chí Minh, qua điện thoại, bà Lý bày tỏ sự cảm kích trước tấm lòng của chị Hội cũng như những Mạnh Thường Quân đã giúp gia đình bà vơi bớt vất vả.



Đến nay, chị Hội đã có hơn 10 năm gắn bó với công việc thiện nguyện. Cùng với kêu gọi, vận động để kết nối các Mạnh Thường Quân, nhà hảo tâm chung tay vì cộng đồng, vợ chồng chị Hội mỗi tháng dành ra 3 triệu đồng để làm việc thiện. Đó là số tiền vợ chồng chị trích lại từ lương lái xe, bán hàng online và trồng, chăm sóc, thu hoạch 2,5 ha cây trồng (cà phê, hồ tiêu, chanh dây).



Những năm đầu, hoạt động thiện nguyện của chị Hội chỉ dừng lại ở việc kêu gọi bạn bè, người thân giúp quần áo cũ, đồ dùng học tập và nhu yếu phẩm cho hộ nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn. Có tháng, chị tiếp nhận vài chục bao hàng từ TP. Hồ Chí Minh gửi về mà chỉ riêng phí vận chuyển đã hơn 3 triệu đồng. Sau đó, chị liên hệ với các thôn, làng trong xã và các xã lân cận, chở đến tận nơi để trao tặng.

Khi dịch Covid-19 bùng phát, chứng kiến nhiều hoàn cảnh khó khăn, hoạn nạn cần sự giúp đỡ, chị nghĩ phải hành động nhanh và thiết thực. Nghe ở đâu có trường hợp hộ nghèo, người già neo đơn mắc bệnh hiểm nghèo chị đều ghé thăm, giúp đỡ; kêu gọi, giúp mua đất, làm nhà, trao phương tiện sinh kế (dê, bò, heo)... Mỗi trường hợp, chị đều đến tận nơi tìm hiểu và trao đổi với địa phương, sau đó kêu gọi nguồn lực hỗ trợ trên trang Zalo, Facebook cá nhân. Tất cả các khoản đóng góp và việc hỗ trợ chị đều công khai để mọi người biết và theo dõi.



Từ năm học 2023-2024, chị kết nối với nhóm thiện nguyện Tâm An Bình Dương nhận hỗ trợ 16 em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, mồ côi cha mẹ. Trong đó có 10 em ở xã Ia Blứ và 6 em ở xã Ia Hrú. Nhóm thiện nguyện Tâm An Bình Dương hỗ trợ 500 ngàn đồng/em cho đến khi các em hoàn thành chương trình THPT. Đón nhận số tiền 500 ngàn đồng chị Hội trao hỗ trợ cho em trai Siu Duy trong tháng 8, chị Siu H’Quang (thôn Tong Yong) phấn khởi nói: “Có số tiền này, em mình sẽ yên tâm đến lớp. Mình chỉ dùng để mua thêm đồ dùng học tập và các thứ cần thiết cho em”.

Mẹ mất, bố đi lấy vợ khác, Duy được chị gái nuôi nấng khi mới 9 tháng tuổi. Thương chị vất vả, có lần Duy xin nghỉ học, ở nhà làm rẫy, phụ giúp kinh tế. “Mình không đồng ý! Mình đã nghèo khổ rồi nên muốn cho em, các con đi học để có kiến thức, có việc làm, có thu nhập, tự lo cuộc sống. Nghỉ học sớm, rồi lấy vợ, sinh con, không có đất đai canh tác sẽ lại nghèo đói thôi”-chị H’Quang bày tỏ.



“Làm ơn há dễ trông người trả ơn”. Với triết lý đó, chị Hội hy vọng những hoàn cảnh mà mình gieo duyên, kết nối giúp đỡ luôn sống thật tốt và chuyển biến tích cực mỗi ngày. Nếu được, họ có thể giúp đỡ lại những hoàn cảnh khó khăn khác để “lá lành đùm lá rách” và “lá rách ít đùm lá rách nhiều”.

Chia sẻ về các hoạt động thời gian tới, chị Hội cho hay vẫn tiếp tục duy trì đóng góp kinh phí và vận động các nguồn lực để trao thêm nhiều cơ hội cho những mảnh đời kém may mắn, động viên họ vượt qua khó khăn, vươn lên trong cuộc sống.

Trao đổi với P.V, bà Rmah H’Lát-Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ xã Ia Hrú (huyện Chư Pưh) nhận xét: Chị Hội là hội viên phụ nữ có nhiều đóng góp cho phong trào, công tác Hội trên địa bàn. Người dân ở các thôn, làng trên địa bàn xã đều rất thương quý chị. Từ năm 2019 đến nay, chị thường xuyên phối hợp với Hội Liên hiệp phụ nữ xã giúp đỡ các trường hợp khó khăn, nhất là hộ hội viên phụ nữ nghèo bằng nhiều việc làm thiết thực, ý nghĩa. Tháng 9-2023, Hội Liên hiệp phụ nữ xã ra mắt Câu lạc bộ “Thiện nguyện” tại thôn Lũh Yố gồm 10 thành viên, do chị Hội làm chủ nhiệm. Câu lạc bộ sinh hoạt 3 tháng 1 lần, thường xuyên vận động các nhà hảo tâm chung tay với các cấp Hội giúp hội viên khó khăn trên địa bàn vươn lên trong cuộc sống.



Có thể bạn quan tâm

ĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN -Bài 2: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

E-magazineĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN - Bài 2: Phát huy vai trò đại biểu dân cử

(GLO)- Không những kiến nghị các cấp quan tâm đầu tư các công trình giao thông, thủy lợi góp phần gỡ “nút thắt” cho sự phát triển của tỉnh, các đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Gia Lai còn tăng cường vai trò giám sát nhằm đảm bảo nguồn vốn phát huy hiệu quả, tránh lãng phí nguồn lực.

ĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN-Bài 1: Đưa tiếng nói của cử tri đến nghị trường

E-magazineĐẠI BIỂU DÂN CỬ - “CẦU NỐI” CHÍNH QUYỀN VỚI NHÂN DÂN - Bài 1: Đưa tiếng nói của cử tri đến nghị trường

(GLO)- Những năm qua, các vị đại biểu Quốc hội, HĐND tỉnh Gia Lai đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của người đại biểu dân cử để kịp thời tiếp nhận, giải quyết cũng như chuyển tải những tâm tư, nguyện vọng của cử tri đến các cấp thẩm quyền.

Hướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

E-magazineHướng tới Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII: Tin tưởng và kỳ vọng

(GLO)- Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh Gia Lai lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2024-2029) diễn ra vào ngày 5 và 6-11. Trong niềm hân hoan, phấn khởi, nhiều cán bộ, hội viên và đại diện các câu lạc bộ, nhóm tình nguyện trên địa bàn tỉnh đã bày tỏ sự tin tưởng, kỳ vọng vào đại hội.

Thúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

InfographicThúc đẩy khởi nghiệp từ cây dược liệu bản địa

(GLO)- Thời gian qua, các ngành, địa phương tỉnh Gia Lai luôn nỗ lực thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực dược liệu với mục tiêu xây dựng chuỗi giá trị bền vững, góp phần phát triển ngành dược liệu của địa phương và tìm kiếm các giải pháp công nghệ mới phù hợp với thực tiễn.

Mê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

E-magazineMê kiểng lá-thú chơi thời hiện đại

(GLO)- Lá có gì để mà mê, mà trở thành kiểng lá-một thú chơi thời hiện đại. Đi tìm câu trả lời này chính là lúc bạn và tôi rơi vào thế giới kiểng lá biến đổi kỳ ảo bởi sự đa dạng về màu sắc, hình thái, form dáng, kích cỡ…

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

Gia Lai 24h: Chung kết Đường lên đỉnh Olympia kịch tính, hấp dẫn

(GLO)- Trải qua 4 phần thi đầy gay cấn, Võ Quang Phú Đức (Trường THPT chuyên Quốc học Huế) đã xuất sắc trở thành nhà vô địch Đường lên đỉnh Olympia lần thứ 24. Chàng trai Gia Lai Nguyễn Quốc Nhật Minh cùng 2 “nhà leo núi” còn lại cũng cho thấy bản lĩnh và trí tuệ của mình tại vòng chung kết cuộc thi diễn ra vào sáng 13-10.

Người dân làng Đaklah-Tờ Rah (xã Lơ Pang, huyện Mang Yang) vui mừng khi được UBND xã giao đất, giao rừng cho cộng đồng làng quản lý.

E-magazineQuản lý, phát triển rừng cộng đồng: Cần có thêm cơ chế chính sách phù hợp

(GLO)- Việc triển khai công tác quản lý, phát triển rừng cộng đồng đã đem lại nguồn thu nhập ổn định cho người dân, gắn quyền lợi các hộ sống gần rừng với trách nhiệm bảo vệ rừng. Tuy nhiên, để chính sách này mang lại hiệu quả cao thì cần có thêm các cơ chế chính sách phù hợp.

Thanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

E-magazineThanh niên Gia Lai hướng về ngày hội lớn

(GLO)- Với tinh thần đoàn kết, xung kích và sáng tạo, đoàn viên, thanh niên trong tỉnh đã thực hiện nhiều công trình, phần việc ý nghĩa nhằm hưởng ứng đợt thi đua cao điểm “68 ngày thanh niên Gia Lai chào mừng Đại hội đại biểu Hội LHTN Việt Nam tỉnh lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024-2029”.

Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ cuối: Trở về nối nhịp yêu thương

(GLO)- Hành trình thắp sáng ước mơ tri thức cho học sinh dân tộc thiểu số (DTTS) ở Gia Lai có sự tham gia của không ít thầy cô giáo từng lớn lên từ làng. Ý thức mạnh mẽ về giá trị của việc học, họ quyết tâm quay trở về nơi mình bắt đầu để chung tay dìu dắt, “truyền lửa” và lan tỏa tình yêu con chữ.
Tình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: Người cha đặc biệt của trò nghèo

E-magazineTình thương riêng dành học trò vùng khó - Kỳ 2: "Người cha đặc biệt" của trò nghèo

(GLO)- Không chỉ mang tri thức đến với học sinh, nhiều giáo viên còn chăm lo cho các em từ bữa ăn sáng, suất học bổng đến hỗ trợ mô hình sinh kế, nhà ở kiên cố. Mỗi thầy giáo như một "người cha đặc biệt", trở thành điểm tựa yêu thương để trò nghèo kiên trì bám lớp, bám trường.