Chính thức đưa hầm Cù Mông vào sử dụng

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Sáng nay (21-1), Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả đã tổ chức lễ thông xe toàn tuyến hầm Cù Mông.

 Hầm Cù Mông chính thức được thông xe
Hầm Cù Mông chính thức được thông xe



Dự án hầm đường bộ đèo Cù Mông được đầu tư theo hình thức BOT, do Công ty Cổ phần Đầu tư Đèo Cả (thuộc Tập đoàn Đèo Cả) làm chủ đầu tư. Hầm có tổng chiều dài hơn 6,6km, vận tốc thiết kế 80km/giờ, với tổng mức đầu tư gần 4.000 tỉ đồng, được thực hiện từ nguồn vốn tiết giảm của dự án hầm đường bộ Đèo Cả.

Dự án hầm Cù Mông được khởi công từ ngày 26-9-2015, thông hầm kỹ thuật ngày 16-01-2018. Sau hơn 3 năm xây dựng, hầm Cù Mông chính thức thông xe, về đích trước 2,5 tháng so với kế hoạch do Bộ Giao thông vận tải (GTVT) phê duyệt. Đây là công trình hoàn thành sớm nhất trong 4 công trình giao thông trọng điểm quốc gia dự kiến hoàn thành, đưa vào sử dụng trong năm 2019. Gồm: Hầm đường bộ Cù Mông, đường sắt Cát Linh - Hà Đông, cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, cầu Vàm Cống.


 

Khánh thành, đưa vào sử dụng hầm Cù Mông
Khánh thành, đưa vào sử dụng hầm Cù Mông



Tại buổi lễ, ông Hồ Minh Hoàng, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Đèo Cả, cho biết là người con Phú Yên, ông luôn ám ảnh về các vụ tai nạn trên đèo Cả và đèo Cù Mông. Điều đó đã thôi thúc ông phải làm hầm qua 2 con đèo nguy hiểm này.

Đánh giá về công trình hầm Cù Mông, Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ cho rằng đây là công trình do nhà đầu tư, các nhà thầu trong nước thực hiện hoàn toàn. "Điều này cho thấy Việt Nam có thể đảm đương các công trình quy mô lớn, hiện đại" – Thứ trưởng Thọ nói.


 

 Thứ trưởng Lê Đình Thọ đánh giá cao công trình do người Việt làm
Thứ trưởng Lê Đình Thọ đánh giá cao công trình do người Việt làm



Phát biểu tại buổi lễ thông hầm Cù Mông, ông Huỳnh Tấn Việt, Bí thư Tỉnh ủy Phú Yên, cho rằng bao đời này Phú Yên bị kẹp giữa 2 đèo là đèo Cả phía nam và đèo Cù Mông phía bắc, nên rất khó phát triển. Sau khi hầm đèo Cả đưa vào sử dụng vào giữa năm 2018, hôm nay là hầm đèo Cù Mông đưa vào hoạt động đã góp phần quan trọng trong việc khai thác, tiềm năng thế mạnh 2 tỉnh Phú Yên và Bình Định và các địa phương khác, giảm thời gian qua đèo và đảm bảo an toàn giao thông. Điều đó sẽ thúc đẩy sự phát triển các tỉnh trong khu vực, đặc biệt là 3 tỉnh Phú Yên, Bình Định, Khánh Hòa.

Hồng Ánh (VNE)

Có thể bạn quan tâm

Ghi trên đường 14

Ghi trên đường 14

(GLO)- Từ hạ tuần tháng 4, những cơn mưa đầu mùa đã làm dịu đi cái nắng nóng cực điểm của mùa khô Tây Nguyên. Những cánh rừng khộp thôi lá đỏ, thay vào đó là màu xanh biếc vĩnh cửu của đại ngàn.

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

Thời hạn chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm

(GLO)- Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ. Trong đó, chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tối đa là 10 năm.