Chiến sĩ mới hòa nhập với môi trường quân đội

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Sau hơn 10 ngày nhập ngũ, 80 chiến sĩ mới của Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động (Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Gia Lai) dần thích nghi cuộc sống mới và làm quen với những bài học đầu tiên trước khi bước vào huấn luyện chính thức.
Buổi sáng biên giới mùa này, khí hậu thật mát mẻ. Dưới sân tập của Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động, 80 chiến sĩ mới trong quân phục chỉnh tề, đầu tóc được cắt tỉa gọn gàng trông thật khỏe khoắn. Sau hiệu lệnh, các chiến sĩ nhanh chóng chia thành nhiều nhóm để tập điều lệnh đội ngũ. Chiến sĩ Nguyễn Khắc Chung (Trung đội 2, Đại đội Huấn luyện) chia sẻ: “Mặc dù đã chuẩn bị tinh thần từ trước nhưng những ngày vừa qua thật sự khá khó khăn với tôi. Các bài tập nhìn đơn giản nhưng làm sao cho thống nhất, đồng đều là điều rất khó. Việc đi ngủ, thức dậy đúng giờ, rồi gấp xếp nội vụ, treo quần áo, để giày dép đúng nơi quy định... đều là những thách thức với chúng tôi”.
 Cán bộ tiểu đội hướng dẫn chiến sĩ gấp xếp nội vụ. Ảnh: A.H
Cán bộ tiểu đội hướng dẫn chiến sĩ gấp xếp nội vụ. Ảnh: A.H
Chung kể, khi còn làm nhân viên kinh doanh trong TP. Hồ Chí Minh, có khi 12 giờ đêm anh mới đi ngủ; sáng thì 7-8 giờ mới thức dậy đi làm; chăn mền có gấp cũng qua loa cho gọn lại chứ không cần đẹp. “Ở đây, 21 giờ 30 phút là tắt điện đi ngủ, 5 giờ 15 phút sáng thức dậy, nhiều người chưa gấp xếp nội vụ được có khi còn dậy sớm hơn để thực hành cho kịp giờ thể dục”-Chung cho hay.
Chiến sĩ Dương Huỳnh Đức (Trung đội 1, Đại đội Huấn luyện) sau hơn 1 tuần “vượt qua chính mình” cũng đã thích nghi với cuộc sống quân ngũ. Đức phấn khởi cho biết: “Ở đây, mọi thứ đều được trang bị đầy đủ, việc ăn, uống, ngủ, nghỉ điều độ nên mới hơn 1 tuần, tôi đã tăng lên 2 kg. Lúc trước, ở nhà, muốn tăng vài lạng cũng khó...”. Trước đây, Đức từng làm đầu bếp tại một nhà hàng ở TP. Hồ Chí Minh do vậy anh hy vọng trong thời gian quân ngũ có thể nấu những món ăn ngon cho cán bộ, đồng đội sau giờ học tập, huấn luyện.
Còn chiến sĩ Lê Thanh Tùng (Trung đội 2) bộc bạch rằng: “Nhờ có cán bộ Tiểu đội, Trung đội nhiệt tình hướng dẫn, chỉ bảo như người anh, người chú trong gia đình nên tôi không còn bỡ ngỡ với cuộc sống mới. Tôi sẽ nỗ lực học tập, đoàn kết với đồng chí, đồng đội, giúp nhau cùng cố gắng để phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao”.
Các chiến sĩ mới tập điều lệnh đội ngũ. Ảnh: Phương Dung
Các chiến sĩ mới tập điều lệnh đội ngũ. Ảnh: Phương Dung
Trao đổi về công tác huấn luyện chiến sĩ mới, Đại úy Lê Trọng Hưng-Phó Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động-cho biết, năm 2020, Tiểu đoàn được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh giao tiếp nhận và huấn luyện 80 chiến sĩ mới của 3 huyện biên giới gồm: Ia Grai, Chư Prông và Đức Cơ. Để đảm bảo cho công tác huấn luyện, trước đó, Tiểu đoàn đã chuẩn bị đầy đủ về nơi ăn, ở, sinh hoạt, học tập của bộ đội; chuẩn bị thao trường, bãi tập, bia bảng, vật chất huấn luyện... Ngay sau khi tiếp nhận chiến sĩ mới, Tiểu đoàn đã tiến hành phúc tra sức khỏe. Đến nay, 100% chiến sĩ đảm bảo sức khỏe huấn luyện. Bên cạnh đó, Tiểu đoàn cũng phân công cán bộ thường xuyên quan tâm, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của chiến sĩ và tận tình hướng dẫn để chiến sĩ nhanh chóng bắt nhịp với cuộc sống mới. Mục tiêu Tiểu đoàn đặt ra trong năm 2020 là quyết tâm hoàn thành thắng lợi nhiệm vụ huấn luyện chiến sĩ mới và các nhiệm vụ khác.
Để phòng-chống dịch Covid-19, Tiểu đoàn cũng triển khai các biện pháp trước và sau khi tiếp nhận chiến sĩ mới. “Hiện nay, Tiểu đoàn đang tiếp tục triển khai các biện pháp phòng dịch theo chỉ đạo của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, tiến hành phun hóa chất tiêu độc, khử trùng toàn đơn vị 3 ngày/lần. Tiểu đoàn đã được trang bị máy đo thân nhiệt, thường xuyên đo thân nhiệt cho chiến sĩ theo định kỳ, nếu phát hiện người nào có biểu hiện ho, cảm sốt thì phân loại, tiến hành cách ly để theo dõi. Tiểu đoàn cũng thông báo đến người thân của chiến sĩ hạn chế lên thăm vào ngày nghỉ hoặc có trường hợp lên thăm cũng tiến hành các biện pháp phòng dịch để đảm bảo sức khỏe bộ đội...”-Phó Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động thông tin thêm.                                                                                                                     
ANH HUY

Có thể bạn quan tâm

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

Cô gái gen Z khởi nghiệp với tinh dầu bơ địa phương

(GLO)- Cô gái Lê Ánh Thùy Trang (20 tuổi, thôn Blo, xã A Dơk, huyện Đak Đoa, tỉnh Gia Lai) đã từ bỏ giảng đường cao đẳng để về quê khởi nghiệp với sản phẩm tinh dầu bơ thuần thiên nhiên. Sản phẩm không chỉ bảo vệ sức khỏe mà còn giúp phát triển kinh tế và tạo việc làm cho người dân địa phương.

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

Tặng 500 chiếc áo ấm cho học sinh huyện Chư Pưh

(GLO)- Chiều 12-11, Công ty TNHH Doanh nghiệp xã hội từ thiện và hỗ trợ phát triển cộng đồng Fly To Sky phối hợp cùng Huyện Đoàn-Hội LHTN Việt Nam-Hội đồng Đội huyện Chư Pưh tổ chức chương trình “Áo ấm chuyền tay” cho học sinh huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai).

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Nữ 9X khởi nghiệp từ trái cây sấy khô

Từng theo học Trường đại học Tây Nguyên, ngành kế toán, công tác tại nhiều công ty, chị Phạm Thị Nga (32 tuổi, trú tại Ea M'Nang, H.Cư Mgar, Đắk Lắk) quyết tâm về quê khởi nghiệp mô hình trái cây sấy khô.

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Hành trình từ kình ngư Ánh Viên trở thành hot TikToker

Tại 'TikTok Awards Việt Nam 2024', kình ngư Nguyễn Thị Ánh Viên có tên trong danh sách đề cử hạng mục Nhà sáng tạo nội dung thể thao của năm. Cựu vận động viên có những chia sẻ thú vị về hành trình trở thành TikToker để lan tỏa niềm đam mê bơi lội đến mọi người.

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

Người đưa hương rượu cần truyền thống bay xa

(GLO)- Sau 3 năm gắn bó với nghề, chị Nay Ly Cơ (tổ 4, phường Đoàn Kết, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai) đã thành công với việc làm rượu cần truyền thống của người Jrai. Không những vậy, chị còn tích cực quảng bá để hương rượu cần có cơ hội được bay xa.