Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tự nhiên tại Thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ và thơ mộng, địa hình cao nguyên đá vôi xen lẫn núi đất... tạo nên "bức tranh" Cao Bằng đẹp đến mê hoặc lòng người.

Thác Bản Giốc thuộc xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng. Nằm trên dòng chảy của sông Quây Sơn, Bản Giốc gồm 2 thác nước riêng biệt. Thác chính ở phía Bắc rộng khoảng 100m, cao 70m, gồm 3 tầng thác chênh nhau 34m. Nhìn từ xa, thác chính như những dải lụa trắng mềm mại vắt ngang lưng đồi. Đây là phần rộng và đẹp nhất trong khung cảnh tổng quan của thác. Thác phụ nằm ở phía Nam ít nước hơn thác chính và thường cạn vào mùa khô.

 

Cảnh thác chảy từ trên cao hòa quyện núi đá nhấp nhô cùng cỏ cây, hoa lá... tạo nên bức tranh như vẽ thu hút người xem.
Cảnh thác chảy từ trên cao hòa quyện núi đá nhấp nhô cùng cỏ cây, hoa lá... tạo nên bức tranh như vẽ thu hút người xem.
Bên cạnh thác, nhiều trẻ em dầm mình dưới suối tỏ vẻ thích thú.
Bên cạnh thác, nhiều trẻ em dầm mình dưới suối tỏ vẻ thích thú.
Nhiều gia đình tranh thủ nghỉ ngơi, ăn uống để tiếp tục hành trình thăm thú.
Nhiều gia đình tranh thủ nghỉ ngơi, ăn uống để tiếp tục hành trình thăm thú.
 
 
 
 
 

Vào những ngày nắng, làn hơi nước bắn ra từ thác Bản Giốc tạo thành những mảng bụi nước hình cầu vồng. Dưới chân thác là mặt sông rộng, phẳng như gương, in bóng mây trời lồng lộng với hai bên bờ sông là những thảm cỏ xanh rì. Xa xa, những gò đất nở đầy hoa cúc dại tím ngắt, những thửa ruộng bậc thang tầng tầng lớp lớp nối tiếp nhau đẹp tựa một bức họa muôn màu.

Nằm cách thác Bản Giốc khoảng hơn 2 km về phía Nam, động Ngườm Ngao được hình thành cách đây khoảng 300 triệu năm. Theo tiếng Tày, Ngườm Ngao có nghĩa là động Hổ. Theo truyền thuyết, tiếng suối chảy trong động phát ra nghe như tiếng gầm rú của hổ dữ nên người dân địa phương đặt tên động là Ngườm Ngao.

 

 
Nhiều du khách tranh thủ chụp ảnh bên trong động để lưu làm kỷ niệm.
Nhiều du khách tranh thủ chụp ảnh bên trong động để lưu làm kỷ niệm.
 
 
 
 

Động Ngườm Ngao được người dân địa phương phát hiện năm 1921 nhưng mãi tới năm 1995 mới chính thức được khảo sát bởi Hiệp hội Hang động Hoàng gia Anh. Động có tổng chiều dài 2.144m, gồm 3 cửa chính: Ngườm Ngao, Ngườm Lồm và Bản Thuôn. Trong động, du khách sẽ thấy nhiều khối nhũ đá, măng đá muôn hình vạn trạng như: hình cây tơ hồng, bầu sữa mẹ, cóc thần, cây đàn đá, cây san hô và con tàu, thác vàng, thác bạc, đài sen úp ngược, cột đá cô đơn… Đặc biệt, nhũ đá trong động Ngườm Ngao có màu khác hẳn với các hang động khác do lượng canxi vôi hóa bị pha nhiều tạp chất.

Chính vẻ đẹp tự nhiên như vậy, Thác Bản Giốc và động Ngườm Ngao đã thu hút lượng lớn du khách trong và ngoài nước đến với Cao Bằng.

Theo phapluat

Có thể bạn quan tâm

Huyền thoại thác Drai Măk

Huyền thoại thác Drai Măk

Bắt nguồn từ dòng suối Êa Măk hiền hòa thuộc địa phận buôn Thái, xã Ea Kuêh (huyện Cư M’gar, Đắk Lắk), thác Drai Măk theo tiếng của người Êđê có nghĩa là “thác nước mang tên chàng Măk”.

Du lịch “hành xác”

Du lịch “hành xác”

(GLO)- Đời sống phát triển, ngày càng có nhiều người yêu thích tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, khám phá vùng đất mới. Dù vậy, kiểu du lịch “hành xác” với mục tiêu chụp được những bức ảnh đẹp nhất, chạy đua với thời gian để đến được nhiều nơi nhất lại đang khiến nhiều người cạn kiệt năng lượng.

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

Dịch vụ câu tôm, cua ở thị xã Ayun Pa hút khách

(GLO)- Tuy mới đi vào hoạt động song mô hình dịch vụ câu tôm, cua tại thị xã Ayun Pa (tỉnh Gia Lai) thu hút rất đông người dân và các “cần thủ”. Không chỉ mang tính chất giải trí, người câu còn được thu “chiến lợi phẩm” để thưởng thức. 

Ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai. Ảnh: N.Đ.M

Độc đáo ruộng bậc thang ở buôn Ma Giai

(GLO)- Nằm dưới chân núi Ơi Phí, buôn Ma Giai (xã Đất Bằng, huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai) được biết đến là ngôi làng của đồng bào dân tộc Chăm H’roi có nguồn gốc từ Phú Yên. Nơi đây hiện hữu những chân ruộng bậc thang độc đáo.