Chia sẻ và đồng cảm

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Ngày 9-8, Hội đồng Tiền lương quốc gia họp phiên đầu tiên để bàn về vấn đề điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2024. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh cả doanh nghiệp, người lao động đều đang rất khó khăn.

7 tháng năm đầu năm 2023, cả nước có 131.900 doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động (mỗi tháng có 18.800 doanh nghiệp), giảm 1,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi đó, số doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh có thời hạn, ngừng hoạt động chờ làm thủ tục giải thể, hoàn tất thủ tục giải thể là 113.200 doanh nghiệp (bình quân 16.200 doanh nghiệp/tháng).

Còn theo Tổng cục Thống kê, 6 tháng đầu năm, số lao động bị mất việc làm lên đến 366.800 người (quý 1 là 149.000 người, tăng 31.000 người so với quý liền kề; quý 2 là 217.800 người, tăng 68.800 người so với quý liền kề), tập trung chủ yếu ở các ngành dệt may, da giày, sản xuất linh kiện và sản phẩm điện tử, chế biến gỗ.

Lao động mất việc tăng là một trong những nguyên nhân khiến số người nhận trợ cấp thất nghiệp, bảo hiểm xã hội một lần có xu hướng tăng lên. Trong 6 tháng đầu năm, số người đến nộp hồ sơ hưởng bảo hiểm thất nghiệp là hơn 562.600 người, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2022.

Ở khía cạnh khác, khảo sát của Viện Công nhân và công đoàn (Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) cho thấy, 6 tháng đầu năm, mức chi tiêu của công nhân là 11,7 triệu đồng, tăng 19% so với năm 2022, chủ yếu do giá cả hàng hóa và chi phí điện nước tăng cao. Trong khi đó, thu nhập trung bình của người tham gia khảo sát là 7,8 triệu đồng/người/tháng, với 77% là lương cơ bản, còn lại là từ làm thêm giờ và trợ cấp, phụ cấp.

Mức thu nhập trung bình trên 7,8 triệu đồng/người/tháng cho thấy, thu nhập của người lao động cao hơn lương tối thiểu vùng khá nhiều (vùng 1 là 4,68 triệu đồng/tháng; vùng 2 là 4,16 triệu đồng/tháng; vùng 3 là 3,64 triệu đồng/tháng; vùng 4 là 3,25 triệu đồng/tháng).

Việc quy định tiền lương tối thiểu vùng chỉ là cơ sở để xác định tiền lương thực tế của người lao động được người sử dụng lao động trả dựa trên từng tính chất công việc. Trong khi đó, việc tăng lương tối thiểu vùng sẽ làm gia tăng chi phí đóng bảo hiểm xã hội, phí công đoàn…

Về lâu dài, việc tăng lương tối thiểu vùng có lợi cho người lao động. Song, với những khó khăn trước mắt của doanh nghiệp thì tăng lương cũng tạo ra những thách thức không nhỏ. Do đó, khi tính toán đến tăng lương thì cần xem xét kỹ những tác động đến khả năng chi trả của doanh nghiệp. Bởi nếu tăng quá cao, doanh nghiệp khó khăn thì họ sẽ phải cắt giảm lao động để tiết giảm chi phí và khiến cho mục tiêu tăng lương tối thiểu vùng không đạt được.

Ở khía cạnh khác, việc tăng lương tối thiểu cũng sẽ khiến doanh nghiệp không còn tiếp tục cạnh tranh lao động giá rẻ; từ đó thúc đẩy các nhà đầu tư phải điều chỉnh chính sách, đầu tư vào các ngành có giá trị, cải thiện năng suất lao động.

Để tìm được tiếng nói chung giữa giới chủ và người lao động, rất cần sự chia sẻ và đồng cảm của các bên. Người lao động mong muốn tăng lương nhưng cũng cần chia sẻ với những khó khăn doanh nghiệp đang gặp phải; ngược lại, doanh nghiệp cũng cần đồng cảm về những áp lực mà người lao động đang đối diện.

Một vấn đề quan trọng khác khi bàn đến câu chuyện lương của người lao động là phải tính đến yếu tố thị trường. Tức là, lương/thu nhập người lao động sẽ phải có cao - thấp, lên - xuống tùy vào vị trí công việc, sức khỏe doanh nghiệp, nền kinh tế. Trong đó, người lao động cần phải nâng cao trình độ, tay nghề để mình trở nên “có giá” hơn trong việc đàm phán lương/thu nhập với giới chủ. Một khi “giá trị” của người lao động tăng lên thì “giá tiền” mà người lao động nhận được cũng tăng tương ứng.

Có thể bạn quan tâm

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Lực cản vô hình đối với sự phát triển

Cuộc cách mạng khoa học-công nghệ đang diễn ra với tốc độ mạnh mẽ, mở ra thời cơ và cũng đặt ra thách thức. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 57-NQ/TW ngày 22/12/2024 về đột phá phát triển khoa học-công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia đáp ứng yêu cầu cấp bách.

Thuốc giả, trách nhiệm thật

Thuốc giả, trách nhiệm thật

'Thuốc giả ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân', Thứ trưởng Y tế Đỗ Xuân Tuyên bày tỏ lo ngại, trong khi các quy định để an toàn cho điều trị, trong ngăn chặn thuốc giả vẫn chỉ triển khai rất hạn chế.

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

'Cởi trói' để khoa học - công nghệ đột phá

Dự án Luật Khoa học, Công nghệ (KH-CN) và Đổi mới sáng tạo vừa được Chính phủ trình Quốc hội vào ngày 6-5 là bước tiến về mặt thể chế, đồng thời cho thấy một tầm nhìn mới: đặt niềm tin vào trí tuệ con người và khát vọng sáng tạo như một động lực cốt lõi trong phát triển đất nước.

Tù mù thu chi ở các chung cư

Tù mù thu chi ở các chung cư

Chuyện mập mờ thu - chi ở các chung cư phổ biến lâu nay, nhưng chỉ đến khi Chi cục Thuế H.Bình Chánh (TP.HCM) ban hành quyết định xử phạt Ban quản trị chung cư Conic Đông Nam Á số tiền gần 120 tỉ đồng, nhiều người mới 'ngã ngửa'.

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Giáo dục dùng roi vọt hay ngọt bùi?

Những giọt nước mắt ân hận muộn màng, những đôi mắt thất thần, những ngón tay bấu chặt lấy mặt bàn đến tứa máu, và cả những cái cười khẩy, bất cần của học sinh phạm lỗi, đều khiến tôi - một giáo viên hơn hai mươi năm đi dạy - ám ảnh nhiều đêm.

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Tháng 5 và hành động quyết liệt

Du lịch đã trở thành điểm sáng vượt trội trong bức tranh kinh tế TPHCM tháng 4 khi chỉ trong 15 ngày (từ ngày 2-4 đến 4-5) đã phục vụ gần 2,7 triệu lượt khách, doanh thu ước đạt 15.700 tỷ đồng, cao gấp đôi doanh thu dịp Tết Ất Tỵ.

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Hoàn thuế, bao giờ chuyển sang 'phục vụ'?

Đó là câu hỏi của nhiều cá nhân, doanh nghiệp trong bối cảnh thủ tục, quy trình hoàn thuế hiện nay vẫn còn rắc rối, bất hợp lý. Thậm chí trong Dự thảo thuế giá trị gia tăng đang lấy ý kiến, quy định về hoàn thuế còn đẩy rủi ro về phía người mua hàng.