Chìa khóa vàng phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Đối với giáo dục vùng dân tộc thiểu số (DTTS), việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ từ bậc học Mầm non, Tiểu học là hết sức cần thiết. Điều này không chỉ góp phần xóa bỏ rào cản ngôn ngữ cho trẻ mà còn là “chìa khóa vàng” để nâng cao chất lượng giáo dục.
Năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em Mầm non, học sinh Tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025” với những mục tiêu cụ thể: đến năm 2020, có ít nhất 35% trẻ em DTTS trong độ tuổi nhà trẻ và 90% trẻ em DTTS trong độ tuổi Mẫu giáo được tập trung tăng cường tiếng Việt phù hợp theo độ tuổi; mỗi năm, 100% học sinh Tiểu học DTTS được tập trung tăng cường tiếng Việt.
Giúp học sinh vượt qua rào cản ngôn ngữ
Trường Mẫu giáo Ia Ka (xã Ia Ka, huyện Chư Pah) là ngôi trường vùng khó đang làm nhiệm vụ nuôi dạy gần 500 học sinh dân tộc Jrai. Vượt qua nhiều khó khăn, ngôi trường này giờ đây trở thành điểm sáng của tỉnh về công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS. Học sinh ở đây rất tự tin trong giao tiếp và nói tiếng Việt rất tốt. Có được kết quả này là nhờ nhà trường đã chú trọng tăng cường tiếng Việt cho trẻ khi đến lớp và vận động phụ huynh tạo điều kiện cho trẻ giao tiếp bằng tiếng Việt trong sinh hoạt hàng ngày. Chị Rơ Châm Dưk (làng Jố 1, xã Ia Ka) nói: “Mình thường xuyên được giáo viên nhắc nhở phải nói tiếng Việt với con khi ở nhà. Mình lại về nhắc nhở những người thân trong nhà, hàng xóm hỏi chuyện con mình bằng tiếng Việt. Giờ thấy con nói tiếng Việt giỏi, mình vui lắm vì như thế nó sẽ học giỏi hơn”.
 Thư viện thân thiện tại Trường Mẫu giáo Ia Ka (huyện Chư Pah) hỗ trợ tốt cho công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Ảnh: N.G
Thư viện thân thiện tại Trường Mẫu giáo Ia Ka (huyện Chư Pah) hỗ trợ tốt cho công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Ảnh: N.G
Trao đổi thêm về đề án “Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em Mầm non, học sinh Tiểu học vùng DTTS giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025”, cô Nguyễn Thị Phương Huệ-Trưởng phòng Giáo dục Mầm non (Sở Giáo dục và Đào tạo) cho biết: “Đề án này chính là cơ sở để chúng tôi đưa nhiệm vụ tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS vào kế hoạch năm học. Thực tế cho thấy, trong 2 năm gần đây, các trường đã chú trọng đến môi trường tập nói tiếng Việt trong và ngoài lớp học, để trẻ được học mọi lúc mọi nơi. Trường Mầm non triển khai thực hiện bộ tiêu chí xây dựng môi trường tăng cường tiếng Việt cho trẻ. Nhiều trường xây dựng thư viện thân thiện, góc sách truyện để học sinh có nhiều cơ hội xem tranh, tìm hiểu thêm về tiếng Việt như: Trường Mẫu giáo Ayun (huyện Mang Yang), Trường Mẫu giáo Sơn Lang (huyện Kbang), Trường Mẫu giáo Ia Mláh (huyện Krông Pa)...”.
Nỗ lực tăng cường tiếng Việt cho trẻ trong các cơ sở giáo dục Mầm non 2 năm qua đã giúp trên 95% trẻ em DTTS nhận biết nhanh và phát âm đúng 29 chữ cái tiếng Việt. Hầu hết trẻ biết cách tô các nét cơ bản và tô đúng quy trình; hiểu được tiếng Việt, biết dùng tiếng Việt để diễn đạt thành câu có nghĩa. Việc tăng cường tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi được làm tốt ở bậc Mầm non đã giúp 96% học sinh lớp 1 người DTTS hoàn thành chương trình, đạt chuẩn kiến thức kỹ năng môn Tiếng Việt: nghe, nói tương đối thông thạo tiếng Việt, tốc độ đọc khoảng 30 tiếng/phút, tốc độ viết khoảng 30 chữ/15 phút.
Sử dụng đúng chìa khóa vàng
Bà Nguyễn Thị Minh Thảo-chuyên viên Vụ Giáo dục Mầm non (Bộ Giáo dục và Đào tạo): “Khu vực Duyên hải miền Trung và Tây Nguyên có 25 tỉnh thành tham gia triển khai đề án này. Hai năm liền, chúng tôi chọn Gia Lai để tổ chức hội thảo và hội nghị sơ kết vì đây là địa phương làm rất tốt công tác này. Theo đánh giá của chúng tôi, Gia Lai sẽ trở thành địa phương điểm để các tỉnh thành trong khu vực tham quan, học hỏi”.

Tăng cường tiếng Việt cho trẻ là giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục vùng DTTS. Vì vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng một lộ trình rõ ràng để thực hiện có hiệu quả đề án này. Bà Bùi Khoa Nghi-Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo-nói: “Đây là một đề án có tính nhân văn, thể hiện được sự quan tâm đặc biệt đến trẻ em DTTS. Bên cạnh đó, đề án có sự chuyển tiếp giữa bậc Mầm non và Tiểu học nên trong 2 năm gần đây, chất lượng giáo dục ở 2 bậc học này được nâng lên rõ rệt. Để phát huy được hết tính ưu việt của đề án, Sở đã tiến hành xây dựng mô hình điểm để từ đó nhân rộng; tập trung bồi dưỡng cán bộ, giáo viên trong công tác tăng cường tiếng Việt cho trẻ; tổ chức cho cán bộ, giáo viên các trường vùng DTTS đi tham quan, học hỏi và rút kinh nghiệm để làm tốt hơn nữa đề án này”.
Cũng theo bà Bùi Khoa Nghi, sau 2 năm thực hiện, đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ em DTTS đã giúp nhiều trường nâng cao chất lượng giáo dục. Đặc biệt, nhiều trường đã hỗ trợ phụ huynh tham gia vào hoạt động “học mà chơi, chơi mà học” của các con, từ đó, tạo sự gắn kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội. Không bỏ lỡ “chìa khóa vàng” nâng cao chất lượng giáo dục ở bậc Mầm non, các trường bậc Tiểu học cũng tăng cường công tác này bằng “Tuần 0”. Thầy Phạm Xuân Trường-Phó Hiệu trưởng Trường Tiểu học Kông Lơng Khơng (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang) cho biết: “Đối với hơn 60% học sinh DTTS, nhà trường tổ chức dạy tăng cường tiếng Việt trong hè cho các em từ đầu tháng 8. Thời gian đó gọi là “Tuần 0” để giúp các em vững vàng hơn về tiếng Việt, tạo tiền đề tốt cho các em tiếp thu kiến thức khi bước vào năm học”.
Đánh giá về tác động của đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ Mầm non và học sinh Tiểu học vùng DTTS, ông Nguyễn Văn Đông-Trưởng phòng Giáo dục Tiểu học (Sở Giáo dục và Đào tạo) cho biết: “Các trường Mầm non chuẩn bị tốt vốn tiếng Việt cho trẻ 5 tuổi khi các em chuẩn bị vào lớp 1 thì bậc Tiểu học được hưởng lợi rất nhiều. Cùng với “Tuần 0” ở bậc Tiểu học, chúng tôi sẽ giúp học sinh tiếp nhận kiến thức nhanh hơn, giai đoạn chuyển tiếp giữa học mà chơi, chơi mà học sang học tập có ý thức sẽ trở nên nhẹ nhàng, hiệu quả hơn”. Theo đó, để làm tốt hơn công tác tăng cường tiếng Việt cho học sinh DTTS, ngành Giáo dục và Đào tạo quyết tâm thực hiện huy động tối đa số trẻ trong độ tuổi ra lớp, đảm bảo tỷ lệ chuyên cần trên lớp của học sinh DTTS đạt 95-98%; duy trì công tác tổ chức bán trú dưới hình thức bán trú dân nuôi và bán trú tập trung; tăng cường công tác bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên về phương pháp giảng dạy phù hợp với đối tượng học sinh.
Nguyễn Giang

Có thể bạn quan tâm

Nghề "hot" phòng gym

Nghề "hot" phòng gym

(GLO)- Hiện nay, nhiều người dân TP. Pleiku (tỉnh Gia Lai) thường xuyên tập gym để có thân hình cân đối, cải thiện sức khỏe. Theo đó, nghề PT (personal trainer-huấn luyện viên cá nhân) cũng không còn xa lạ.
Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

Người chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của học sinh

(GLO)- Cách đây 5 năm, anh Tạ Ngọc Thinh quyết định từ bỏ cơ hội làm việc tại TP. Hồ Chí Minh để về Gia Lai lập nghiệp bằng việc mở Trung tâm Ngoại ngữ Việt Anh VES (số 30 Trần Quang Khải, TP. Pleiku). Từ đó, anh đã góp phần chắp cánh cho ước mơ học tiếng Anh của nhiều em học sinh.
Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Mức lương cao nhất lên đến 15 triệu đồng/tháng

Thị trường lao động đang bắt đầu có dấu hiệu phục hồi tương đối nhanh nhờ việc kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19. Từ nay đến cuối năm, vẫn có rất nhiều doanh nghiệp và người lao động có nhu cầu tuyển dụng và tìm kiếm việc làm ở mức cao. Do đó, các phiên giao dịch việc lưu động thời điểm này đang được tích cực triển khai thực hiện, nhằm tăng cường khả năng kết nối giữa các bên.
Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

Gia Lai: Tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội

(GLO)- Trong 2 ngày (30 và 31-10), tại TP. Pleiku, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh Gia Lai tổ chức tập huấn chương trình mục tiêu phát triển hệ thống trợ giúp xã hội cho 172 công chức văn hóa-xã hội thuộc các huyện: Đức Cơ, Ia Grai, Chư Păh, Chư Prông, Đak Đoa, TP. Pleiku và các cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Trung tâm Bảo trợ Xã hội tổng hợp tỉnh, Cơ sở Tư vấn và Cai nghiện ma túy tỉnh, Nhà trẻ mồ côi Sao Mai, chùa Bửu Châu, Làng trẻ em SOS Pleiku.
Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

Cải cách hành chính kỳ cuối: Công khai, minh bạch, nâng cao chất lượng phục vụ

(GLO)- Mặc dù còn nhiều khó khăn song kết quả cải cách hành chính (CCHC) nhà nước của tỉnh Gia Lai giai đoạn 2011-2020 đã tạo sự chuyển biến về cải cách thể chế, thủ tục hành chính (TTHC), tổ chức bộ máy, công vụ, công chức, tài chính công và hiện đại hóa hành chính. Đó là tiền đề để tỉnh tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu CCHC, hướng đến sự hài lòng của người dân.