Chi phí logistics cao kỷ lục, cao bất thường, cao phi lý  

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Một món hàng 88.000 đồng, từ tận Thâm Quyến - Trung Quốc, cách Móng Cái 1.300 km đường bộ, về đến Việt Nam mất đúng 3 ngày. Phí vận chuyển chỉ 15.000 đồng. Mức phí mà “ở ta” Grab bike giao hàng trong phạm vi 3 km.

 

 Container vì ùn tắc, có khi mất nửa ngày để tới được cảng Cát Lái. Ảnh: Minh Quân
Container vì ùn tắc, có khi mất nửa ngày để tới được cảng Cát Lái. Ảnh: Minh Quân


CEO một tập đoàn tư nhân lớn ở Việt Nam đã phản ánh một câu chuyện: Đó là việc đặt một gói hàng rất nhỏ, giá bán chỉ 88.000 đồng. Bên bán mãi tận Thâm Quyến - Trung Quốc, địa điểm cách Móng Cái 1.300 km đường bộ. Bên mua quận Tây Hồ, Hà Nội. Thế mà chỉ mất đúng có 3 ngày hàng đã tới nơi. Còn chi phí vận chuyển thì chỉ có 15.000 đồng.

Ông đã theo dõi và ghi lại toàn bộ hành trình của gói hàng.

Đặt hàng lúc 11h58 ngày 22.10. Giao hàng cho logistic: 15h36 ngày 22.10. Tại hải quan Trung Quốc: 07h36 ngày 24.10. Tới Hà Nội: 15h18 ngày 24.10. Tại Hải quan Việt Nam: 20h30 ngày 24.10. Và hàng được giao cho người mua lúc 12h20 ngày 25.10.

Vị CEO không ngẫu nhiên “mở ngoặc” là Thâm Quyến - Hà Nội không có đường bay trực tiếp. Tức là vận chuyển hoàn toàn bằng đường bộ.

Một gói hàng nhỏ, nhưng phản ánh đầy đủ không gian chuỗi logistics từ vận tải, xếp dỡ, thu gom, phân loại đóng gói, cho đến các nghiệp vụ thông quan.

Đúng là không thể không “khâm phục”.

Bởi với chi phí 15 ngàn -16 ngàn đó, Grab bike đang chuyển hàng trong phạm vi chỉ 3 km.

Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên, tại diễn đàn Logistics Việt Nam 2022 hôm qua đã dùng hai chữ “điểm nghẽn” kìm hãm sự phát triển khi nói về ngành logistics.

Bởi dù là ngành dịch vụ được ví như “mạch máu của nền kinh tế quốc dân” nhưng logistics có quá nhiều tồn tại: Năng lực cạnh tranh hạn chế, liên kết chưa chặt chẽ, thiếu nhân lực chất lượng… Và đặc biệt là “Chi phí cao”.

Rất cao là bao nhiêu?

Là tương đương 20% GDP. Trong khi ở các nước phát triển, tỉ lệ chỉ khoảng 7-9% GDP.

Giáo sư tiến sĩ Lã Ngọc Khuê năm 2018 từng tính toán: Mỗi năm chúng ta tiêu tốn khoảng 55 tỉ USD vào Logistics.  Và ông gần như thốt lên: Rất bất thường.

Cũng năm 2018, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khi đó nhận định: Chi phí logistics cao là rào cản lớn cho cả nền kinh tế.

Nói “Chi phí cao” là chưa đúng. Nó cao kỷ lục, cao bất thường, cao phi lý.

Và nó tồn tại suốt từ năm 2014 tới nay vẫn với tỉ lệ hơn 20% GDP.

8 năm cho một thứ kỷ lục đầy bất thường và phi lý. Trong hoàn cảnh độ mở của nền kinh tế thì như... mở toang.

Chúng ta không thể cứ mãi nhìn 1/5 GDP tiêu tốn lãng phí một cách khủng khiếp như vậy. Và muốn thay đổi, có lẽ phải bắt đầu từ cách nhìn nhận. Chứ giờ vẫn nói sự tệ hại đó là “dư địa để cải thiện” thì nó sẽ mãi thế, như suốt từ 2014 tới nay.

 

https://laodong.vn/su-kien-binh-luan/chi-phi-logistics-cao-ky-luc-cao-bat-thuong-cao-phi-ly-1121169.ldo


Theo Đào Tuấn (LĐO)

Có thể bạn quan tâm

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

Vận hội quan hệ Việt - Mỹ

"Như câu chuyện thành công của quan hệ Việt-Mỹ, thế giới sẽ biến những điều không thể thành có thể, tiếp tục dựng xây một nền văn minh vững bền, tiến bộ cho toàn nhân loại". Đó là điều mà TBT, Chủ tịch nước Tô Lâm nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại học Columbia (New York, Mỹ) vào ngày 23.9.
Tạo sức bật mới

Tạo sức bật mới

Diễn đàn Kinh tế TP HCM (HEF) lần thứ 5 năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 24 đến 27-9 với chủ đề "Chuyển đổi công nghiệp, động lực mới cho phát triển bền vững TP HCM".
Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Đừng 'nhờn' với pháp luật!

Nhìn lại vụ xây khu du lịch trái phép hàng nghìn mét vuông ở Phú Hài, TP.Phan Thiết và biệt thự trái phép trên đất làng nghề ở xã Gia An, H.Tánh Linh (Bình Thuận) cho thấy có dấu hiệu 'nhờn' với pháp luật.
Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Tham vấn trị liệu sau thiên tai

Những ngày qua, chúng ta xót xa trước hậu quả thảm khốc của bão số 3. Cả đất nước đang chung tay, chung lòng chia sẻ mọi thứ có thể với mong muốn đồng bào nơi bão đã đi qua sẽ vơi chút gì đau thương và đứng lên tái thiết cuộc sống của chính mình.
Thời điểm then chốt

Thời điểm then chốt

Cơn bão số 3 vừa qua gây thiệt hại lớn về người và tài sản cho nhiều tỉnh, thành miền Bắc. Báo cáo của các doanh nghiệp (DN) và hiệp hội cho thấy mức độ thiệt hại đối với tài sản và hoạt động sản xuất - kinh doanh của nhiều DN là rất nặng nề, ước tính hàng ngàn tỉ đồng.
Không thể cuốn trôi…

Không thể cuốn trôi…

Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Làm gì để vượt qua 'hoàn lưu' kinh tế sau thiên tai?

Tổng cục Thuế vừa gửi văn bản đến 26 cục thuế địa phương thuộc 26 tỉnh, thành phố phía Bắc và Thanh Hóa, nêu rõ người dân, DN bị thiệt hại do bão số 3 được miễn, giảm, gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng (VAT), tiêu thụ đặc biệt, tài nguyên và sử dụng đất phi nông nghiệp. 
Dân cần gì sau bão lũ?

Dân cần gì sau bão lũ?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới khái toán, bão số 3, lũ “quét” bay 40.000 tỷ đồng. Nếu quy ra khoản đầu tư xây dựng đường cao tốc - hạng mục mà đất nước ta đang tập trung nhất, bão lũ đã lấy đi 215 km đường cao tốc (tính theo đơn giá 186 tỷ đồng/km).
Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Mùa Trung thu của sự sẻ chia

Tết Trung thu luôn là khoảng thời gian mà các em nhỏ khắp cả nước mong ngóng, háo hức. Trung thu về, bao em nhỏ sống trong vòng tay cha mẹ, được ăn ngon mặc đẹp, được vui chơi thỏa thích. Tuy nhiên, còn nhiều trẻ em kém may mắn khác thì thế nào, đặc biệt năm nay có nhiều biến cố xảy đến?