Chất vấn để Quốc hội thực quyền và hiểu dân

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
(GLO)- Cử tri cả nước đang theo dõi phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV được phát thanh, truyền hình trực tiếp trên các phương tiện truyền thông. Trong 2 ngày rưỡi, các vấn đề nóng về an ninh trật tự, xây dựng, giao thông và văn hóa-xã hội, du lịch được đưa ra đối thoại thẳng thắn trên nghị trường. Cử tri thấy rõ tâm huyết, trách nhiệm của Quốc hội, đại biểu Quốc hội và người đứng đầu các bộ, ngành trước những vấn đề nóng của đất nước, những yêu cầu của cuộc sống trước đòi hỏi chính đáng của người dân.
Trong số nhiều hoạt động của Quốc hội thì hoạt động chất vấn và trả lời chất vấn luôn là nội dung mà cử tri và đồng bào cả nước quan tâm nhất. Chất vấn là dịp để đại biểu thể hiện vai trò trách nhiệm của mình trước cử tri, nói lên tiếng nói của nhân dân đề nghị người có trách nhiệm trả lời đúng và trúng những vấn đề người dân quan tâm, đồng thời yêu cầu có giải pháp giải quyết triệt để những vấn đề đó. Đây cũng là cơ hội để người trả lời chất vấn khẳng định được cái tâm, cái tầm của người lãnh đạo, quản lý, tạo niềm tin cho nhân dân khi giải quyết những vấn đề mà cử tri đã kiến nghị, xem xét, tranh luận công khai, dân chủ trên nghị trường Quốc hội.
Thế nhưng, trên thực tế, cử tri có thực sự hài lòng với đại biểu của mình hay chưa; tin tưởng với sự bày tỏ, sự nhận lỗi, nhận trách nhiệm của những bộ trưởng, trưởng ngành trả lời hay chưa; thỏa mãn với kết quả giám sát của Quốc hội về những lời hứa của các “tư lệnh ngành” chưa; đồng tình với những vấn đề được đưa ra chất vấn, mổ xẻ hay chưa? Phải thẳng thắn mà nói rằng, cử tri, người dân vẫn còn nhiều điều chưa hài lòng.
Trước hết là các đại biểu Quốc hội-người được quyền chất vấn. Bởi đại biểu là người gần dân, có trách nhiệm chuyển tải những bức xúc của dân đến với Quốc hội, tranh luận, trao đổi thẳng thắn với người có trách nhiệm để giải quyết việc nước, việc dân. Tiếc là mặc dù đã được chủ tọa nhắc nhở nhưng tình trạng hỏi dài dòng văn tự, lặp đi lặp lại vẫn còn, mà lẽ ra phải hỏi ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề trọng tâm. Có vị còn biến nghị trường thành nơi để giãi bày, chia sẻ. Đặt câu hỏi mà như không hỏi, thậm chí là hỏi theo kiểu mồi chài, mang hơi hướng tung hô người được chất vấn.
Thứ hai là thái độ trách nhiệm của người được chất vấn. Người đứng đầu các bộ, ngành thường có nhiều quyền lực và họ rất ý thức về quyền lực của mình. Nên trên diễn đàn Quốc hội, nhiều người vẫn chưa thoát khỏi cái bóng của chiếc ghế quyền lực mình đang ngồi. Mà lẽ ra, họ phải ý thức rằng, những vấn đề cử tri, xã hội quan tâm, đại biểu nêu ra chất vấn, yêu cầu trả lời là đang thuộc trách nhiệm quản lý của họ.     
Nhà nước và nhân dân đã trao cho các bộ trưởng, trưởng ngành chức vụ, đã trả lương quản lý cho họ, thì việc họ phải làm tốt chức trách nhiệm vụ của mình, phải chịu trách nhiệm trả lời trước những bức xúc của dân là lẽ đương nhiên. Vì vậy, thái độ né tránh chất vấn của một số bộ trưởng, trưởng ngành đã khiến người dân không hài lòng. Càng bức xúc hơn khi có những vị kỳ họp trước đã nhận trách nhiệm, đã hứa lên hứa xuống, nhưng đến vài kỳ họp sau, mọi chuyện vẫn chẳng có gì chuyển biến, thậm chí còn tệ hại hơn.
Thứ ba là những vấn đề được lựa chọn để chất vấn. Dẫu biết rằng, đó là ý chí, là trên cơ sở phiếu đề nghị của các đại biểu Quốc hội, nhưng nhiều khi chưa hẳn đã đại diện cho nguyện vọng của nhiều cử tri. Vì sao có chuyện nóng như giáo dục (vụ gian lận thi cử và nhiều tồn tại của ngành này), hay những lùm xùm trong ngành Công thương (tăng giá điện bất thường, các dự án thua lỗ)... gây nên nhiều hệ lụy thế mà không được đưa ra để chất vấn? Vì sao có những ngành quản lý kém hiệu quả không được nhắc tới.
Tăng tính đối thoại, nêu trực diện các vấn đề nóng, dư luận quan tâm để làm rõ trách nhiệm, đề xuất giải pháp giải quyết triệt để là yêu cầu quan trọng nhất của phiên chất vấn và trả lời chất vấn. Nếu chọn đúng, trúng vấn đề chất vấn; nếu đại biểu tiếp cận thông tin có tinh thần trách nhiệm; nếu người đứng đầu dám nhìn thẳng vào những yếu kém của bộ, ngành mình, không né tránh mà đưa ra những giải pháp căn cơ, giải quyết rốt ráo các vấn đề; nếu tất cả đều tâm huyết, trách nhiệm vì sự phát triển của đất nước, vì cuộc sống của người dân thì những bức xúc của dân mới có cơ hội giải tỏa, mới đạt mục tiêu của chất vấn là xử lý trách nhiệm người đứng đầu. Và như thế mới xứng đáng với sự kỳ vọng của người dân với công tác chất vấn ở Quốc hội.
NGUYỄN VÂN

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.