Chàng trai muốn gom tất cả rác thải nhựa để làm tranh

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Một bức tranh về dịch Covid-19 của Nguyễn Phước Quý Thành gây ấn tượng mạnh khi làm từ nút áo bỏ đi. Và giấc mơ của chàng trai này là có thể gom tất cả rác thải nhựa, tái chế thành nút áo để làm tranh.
 

Gia tài của chàng trai 27 tuổi (ngụ tại Q.Tân Phú, TP.HCM) chẳng có gì ngoài gần 100 bức tranh làm từ nút áo vô cùng độc đáo. Nhìn qua cứ tưởng Thành từng theo học mỹ thuật hay từng rất đam mê vẽ vời. Thế nhưng, câu chuyện của Thành khiến nhiều người phải ngạc nhiên, khi anh kể mình chưa từng học một khóa nào về hội họa hay mỹ thuật, thậm chí còn chưa từng cầm cọ vẽ được một bức tranh nào ra trò. Thế nhưng, đau đáu với vấn đề ô nhiễm môi trường do rác thải nhựa, đã thôi thúc Thành bỏ ngang công việc ổn định để mày mò làm tranh từ nút áo.

Tác phẩm tranh bằng nút áo về dịch Covid-19 của Thành/ HOA NỮ
Tác phẩm tranh bằng nút áo về dịch Covid-19 của Thành/ HOA NỮ
Gia đình bảo bị thần kinh, ba bỏ mặc không thèm nói chuyện
Mới đây, Thành “trình làng” bức tranh tuyên truyền cùng nhau phòng chống dịch Covid-19 bằng những chiếc nút áo vô cùng độc đáo. Theo đó, bức tranh có 5 bàn tay tượng trưng cho 5 châu lục cùng nhau ôm trọn bên trong là hình tượng của con virus corona với vòng tròn màu trắng thể hiện cho sự phòng chống, trên nền quốc kỳ của các nước. Chàng trai trẻ muốn truyền đi thông điệp tất cả đang cùng nhau chung tay phòng chống dịch Covid-19 thông qua bức tranh từ nút áo của mình.
Tranh từ nút áo là niềm vui mỗi ngày của Thành/ HOA NỮ
Tranh từ nút áo là niềm vui mỗi ngày của Thành/ HOA NỮ
Tốt nghiệp với tấm bằng kỹ sư hóa học của Trường ĐH Công nghiệp thực phẩm TP.HCM, đang có công việc ổn định, thế nhưng Thành quyết định bỏ ngang và theo đuổi thể loại tranh mà như Thành nói là ở Việt Nam chưa thấy ai làm.
Thành kể: “Học về hóa học nên mình từng được dạy một bộ môn đó là phối màu sắc, tức là ví dụ màu hồng thì phải lấy màu gì trộn với màu gì đó để cho ra màu hồng, và ngày nào mình cũng cầm cuốn bảng màu để kiểm tra màu sắc và rồi dần dần mình bị kích thích với màu sắc, cộng thêm bản thân cũng thích tượng tưởng nên thích thú với mỹ thuật. Chứ mình chưa từng học qua một khóa vẽ nào cả , thậm chí mình cầm cây cọ vẽ còn cực kỳ xấu nữa cơ”.
Dù từng bị gia đình cấm cản nhưng Thành vẫn ngày ngày cặm cụi làm tranh nút với nguyện vọng lan tỏa được thông điệp tái sử dụng nhựa đúng cách/ HOA NỮ
Dù từng bị gia đình cấm cản nhưng Thành vẫn ngày ngày cặm cụi làm tranh nút với nguyện vọng lan tỏa được thông điệp tái sử dụng nhựa đúng cách/ HOA NỮ

Rồi một ngày Thành đọc báo và thấy trên thế giới có những nghệ sĩ làm tranh bằng nhựa nhưng lại ít ai biết những nghệ sĩ đó. “Nhưng điều quyết định nhiều nhất đó là khi mình nhận thấy tình trạng chất thải nhựa hiện nay vô cùng độc hại với môi trường sống và con người, nên kết hợp 2 thứ đó lại và mình quyết định bỏ bằng kỹ sư hóa để đi theo ngành tranh này. Nhưng lúc nghỉ việc, gia đình ngăn cản và thậm chí la mắng, bảo mình thần kinh, bố thì bỏ mặc không thèm nói chuyện gì cả”, Thành chia sẻ.

Rồi Thành bộc bạch: “Nếu nói không áp lực thì không đúng, vì thời gian đầu mình đã áp lực rất nhiều. Gia đình ngăn cấm, làm tranh ra thì chẳng mấy ai để ý đến, vì thể loại tranh này chưa nhiều người biết đến”.
 
Những tác phẩm chân dung làm từ nút áo mà Thành từng dành tặng cho MC Thành Trung và nghệ sĩ Bảo Trí
Những tác phẩm chân dung làm từ nút áo mà Thành từng dành tặng cho MC Thành Trung và nghệ sĩ Bảo Trí
“Vậy tại sao Thành vẫn quyết tâm theo đuổi đến cùng?, người viết hỏi thì Thành nói: “Mình thấy cũng có nhiều người làm việc thầm lặng rồi cuối cùng cũng có người biết đến. Nên mình hy vọng giờ mọi người chưa biết đến nhiều nhưng sau này sẽ khác. Vì mình muốn truyền tải đến tất cả mọi người là hiện nay nhựa vô cùng độc hại nếu ta không biết sử dụng chúng đúng cách, và ý thức của những bản trẻ sử dụng nhựa hiện nay chưa cao… Mình thấy nếu cứ như vậy dần dà môi trường và cả sức khỏe của chúng ta ngày càng bị đe dọa, rồi khổ cho con cháu chúng ta sau này, cho nên mình thu gom những chiếc nút áo không sử dụng nữa, hay những chiếc muỗng nhà mình dư thừa… để làm nên một bức tranh với vô số thể loại khác nhau để truyền tải một thông điệp rằng: Nhựa nếu biết sử dụng đúng cách cũng có thể lưu giữ kỷ niệm và làm cho con người vui vẻ hơn”.
Tái chế tất cả rác thải nhựa để làm tranh
Vì quá quyết tâm, nên Thành tự xem trên mạng và sáng tạo theo cách của riêng mình.
Những tác phẩm tranh từ nút áo của Thành/ HOA NỮ
Những tác phẩm tranh từ nút áo của Thành/ HOA NỮ
Thành định nghĩa tranh nút là làm từ nút áo, bao gồm nhiều chiếc nút áo kích cỡ và màu sắc khác nhau để tạo nên 1 bức tranh. Tuy nhiên, tranh nút không chỉ có nghĩa là sử dụng nút không thôi, mà có thể sử dụng muỗng nhựa, hạt nhựa và bất kỳ thứ gì từ nhựa mà ta không xài nữa . Dòng tranh này trên thế giới còn có một tên gọi khác là tranh Plastic.
“Theo đó công đoạn để làm ra sản phẩm tranh nút là đầu tiên sẽ tìm một nơi chuyên thu gom các hạt nút vứt đi và mua lại chúng, sau đó mình sẽ vẽ phác họa hoặc in ra giấy những hình cần làm. Công đoạn tiếp theo là dán nút, công đoạn này mình dùng keo sữa để dán từng chiếc nút, nhưng phải tỉ mỉ để chỉnh vị trí lại từng chiếc nút cho đảm bảo tính thẩm mỹ và nghệ thuật, rồi đợi keo khô sẽ mang đi đóng khung”, Thành cặn kẽ chỉ về từng công đoạn làm tranh nút.
Đây là bức tranh mà Thành tốn gần 1.000 nút áo để làm được
Đây là bức tranh mà Thành tốn gần 1.000 nút áo để làm được
Mỗi bức tranh là một sự kỳ công và tỉ mỉ/ HOA NỮ
Mỗi bức tranh là một sự kỳ công và tỉ mỉ/ HOA NỮ

Theo Thành để làm được tranh này cần phải có sự kiên nhẫn, tỉ mỉ, óc sáng tạo và quan trọng nhất là phải thật sự yêu thích để hiểu được ý nghĩa nó mang lại. Và công đoạn khó nhất là phối màu sắc cũng như là phải nghiên cứu dán nút làm sao để mang lại thẩm mỹ đẹp nhất cho bức tranh, đó chính là sự sáng tạo mà không có cuốn sách hay một ai có thể chỉ dạy được.

Nhiều bạn trẻ muốn sự độc đáo nên nhờ Thành làm hình chân dung của mình bằng nút áo
Nhiều bạn trẻ muốn sự độc đáo nên nhờ Thành làm hình chân dung của mình bằng nút áo
Hiện tại Thành đã làm được gần 100 bức tranh nút khác nhau. Chàng trai trẻ đã từng làm tặng MC Thành Trung và nghệ sĩ Bảo Trí những bức tranh chân dung làm bằng nút.
 
Mỗi bức tranh là một sự sáng tạo theo cách riêng của Thành/ HOA NỮ
Mỗi bức tranh là một sự sáng tạo theo cách riêng của Thành/ HOA NỮ
“Điều mình mong muốn nhất là ngày càng nhiều bạn trẻ biết về thể loại tranh Plastic này, các bạn trẻ sẽ cùng nhau làm, cùng nhau tổ chức các buổi triển lãm về thể loại tranh này. Một mình nếu làm thì sẽ không giúp được nhiều cho môi trường, mình có thể chỉ là người đầu tiên mang thể loại tranh này lan tỏa cho nhiều người biết đến hơn ở Việt Nam. Nhưng nếu ngày càng nhiều bạn trẻ biết và làm thể loại tranh này thì sẽ giảm thiểu nhiều rác thải nhựa ở Việt Nam. Vì mình còn có ý tưởng tái chế tất cả rác thải nhựa thành nút áo hay những hạt nhựa, muỗng nhựa để làm thể loại tranh nút này”, Thành tâm niệm.
Theo Hoa Nữ (Thanh Niên)

Có thể bạn quan tâm

Anh May cùng làm đèn lồng với trẻ tại Niệm Phật đường Mỹ Hóa

Khi những kỹ sư công nghệ TMA tiếp sức cho ước mơ nhỏ

(GLO)- Không chỉ viết nên những dòng lệnh, các kỹ sư công nghệ tại Công ty giải pháp phần mềm Tường Minh Bình Định (TMA Bình Định) còn viết nên những câu chuyện yêu thương ngoài đời thực. Từ năm 2023, nhóm thiện nguyện “Cánh diều” do họ sáng lập đã lặng lẽ tiếp sức cho những ước mơ nhỏ.

Tặng quà người có công trên địa bàn phường Quy Nhơn

Tặng quà người có công trên địa bàn phường Quy Nhơn

(GLO)- Ngày 20-7, Đoàn phường Quy Nhơn phối hợp với Đoàn Công ty CP Môi trường Bình Định, Chi đoàn Công ty TNHH Xổ số kiến thiết Bình Định, Chi đoàn Đồn biên phòng Cửa khẩu cảng Quy Nhơn, Đoàn trường Cao đẳng y tế Gia Lai, Đoàn trường THPT Trưng Vương tổ chức các hoạt động tri ân người có công.

Tổ chức sinh hoạt hè cho trẻ em ở địa phương. Ảnh: D.L

Gia Lai: Chuỗi hoạt động tình nguyện hè ý nghĩa tại làng Hòn Mẻ, xã Vân Canh

(GLO)- Từ ngày 11 - 15-7, trong khuôn khổ Chiến dịch Mùa hè xanh năm 2025, Xã đoàn Vân Canh phối hợp với Khoa Kinh tế - Kế toán, Khoa Kỹ thuật & Công nghệ và Khoa Toán & Thống kê (Trường Đại học Quy Nhơn) tổ chức chuỗi hoạt động tình nguyện tại làng Hòn Mẻ, xã Vân Canh, tỉnh Gia Lai.

Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thăm đội hình thanh niên tình nguyện tại 3 xã biên giới.

Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn thăm đội hình thanh niên tình nguyện 3 xã biên giới

(GLO)- Sáng 14-7, đồng chí Bùi Quang Huy - Ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành Trung ương Đoàn, đã đến thăm đội hình thanh niên tình nguyện tại 3 xã biên giới: Ia Nan, Ia Pnôn và Ia Mơ (tỉnh Gia Lai). 

Tổ chức hoạt động trải nghiệm hương vị Robusta Gia Lai

Tổ chức hoạt động trải nghiệm hương vị Robusta Gia Lai

(GLO)- Ngày 11-7, tại phường Pleiku (tỉnh Gia Lai), đơn vị chuyên đào tạo và kiểm định chất lượng cà phê Việt Nam Stone Village Lab cùng các đơn vị thuộc hệ sinh thái ngành cà phê Gia Lai tổ chức sự kiện “Xây dựng hương vị Robusta Gia Lai và lan tỏa những mẫu chế biến tốt lần 1-2025”.

Xã, phường mới - tinh thần mới

Xã phường mới-tinh thần mới

(GLO)- Với phương châm “Xã phường mới-tinh thần mới”, đầu tháng 7, các tổ công nghệ số và đội hình thanh niên tình nguyện tại 58 xã, phường cùng Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Gia Lai đồng loạt ra quân hỗ trợ người dân và doanh nghiệp thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Không gian xưa trong mắt người trẻ phố núi

Không gian xưa trong mắt người trẻ phố núi Pleiku

(GLO)- Trong nhịp sống hiện đại hối hả, những góc quán xưa cũ, vật dụng nhuốm màu thời gian tưởng chừng chỉ còn trong ký ức lại đang trở thành điểm dừng chân thu hút người trẻ. Ở đó, họ không chỉ check-in mà còn tìm thấy cảm hứng sống, cảm hứng nghệ thuật và sự lắng đọng trong tâm hồn.

Tuổi trẻ Gia Lai thường trực hỗ trợ người dân những ngày đầu thực hiện chính quyền 2 cấp

Infographic Tuổi trẻ Gia Lai thường trực hỗ trợ người dân những ngày đầu thực hiện chính quyền 2 cấp

Với tinh thần “xã, phường mới - tinh thần mới”, lực lượng đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) tỉnh Gia Lai đã thể hiện rõ sự năng động, chủ động và trách nhiệm trong công việc, luôn thường trực tại Trung tâm Phục vụ hành chính công và Bộ phận Một cửa cấp xã mới để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.