Chàng trai 9X chinh phục đông trùng hạ thảo

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Với tinh thần dám nghĩ dám làm, Lưu Thái Thiện Quý (23 tuổi, ngụ phường Long Thạnh, TX.Tân Châu, An Giang) đã nuôi trồng thành công đông trùng hạ thảo, thu nhập khoảng 80 triệu đồng/tháng.

Đầu năm 2017, Quý mạnh dạn đầu tư hệ thống máy móc, thiết bị… để nuôi trồng đông trùng hạ thảo với kinh phí vài tỉ đồng và thành lập công ty khai thác và nuôi trồng. Tuy nhiên, sau khoảng 7 tháng đầu nuôi cấy, số lượng đông trùng hạ thảo bị nhiễm bệnh hàng loạt dẫn đến thua lỗ hơn 2 tỉ đồng. Nguyên nhân do Quý chưa có nhiều kinh nghiệm, thực tế sản xuất bên ngoài chuyển vào phòng thí nghiệm rất khó, điều kiện nhiệt độ không đạt chuẩn…

 

Anh Quý kiểm tra nấm đông trùng hạ thảo trong phòng nuôi cấy.
Anh Quý kiểm tra nấm đông trùng hạ thảo trong phòng nuôi cấy.

Sau thất bại đó, Quý rút ra được nhiều điều. Không nản chí, anh tiếp tục đầu tư thêm hệ thống máy móc, gắn cảm biến để điều chỉnh nhiệt độ thích hợp.

Theo Quý, để nuôi đông trùng hạ thảo trong điều kiện nhân tạo phải phân lập giống trong vòng 4 tuần. Nguồn nguyên liệu chính là gạo lứt và nước dừa tươi, hột gà, khoai tây, đậu nành, giá đậu xanh pha trộn thêm các dưỡng chất bổ sung. Tất cả quy trình sản xuất khép kín được khử trùng, để nguội, cấy giống cấp 1, cấp 2, sau đó đến ươm sợi, kích thích tạo quả thể, nuôi quả thể và thu hái.

Để đảm bảo chất lượng của đông trùng hạ thảo, điều kiện nuôi cấy luôn phải đảm bảo về nhiệt độ và độ ẩm, ánh sáng. Cụ thể, khi ủ phải duy trì nhiệt độ phòng từ 25 độ C, độ ẩm 85%, giữ tối cho đến khi sợi nấm lan đều và phủ kín bề mặt. Tiếp theo, chuyển sang xử lý tại phòng kín có nhiệt độ từ 18 - 23 độ C, độ ẩm 85% và chiếu sáng cho đến khi bề mặt xuất hiện các chồi nấm màu vàng. Sau đó, chuyển sang phòng nuôi đảm bảo nhiệt độ ổn định từ 18 - 22 độ C, độ ẩm 85%, chiếu sáng 12 - 14 giờ/ngày cho đến khi thu hoạch. Mỗi lần nuôi cấy thường kéo dài khoảng 90 ngày mới có thể thành phẩm. Đông trùng hạ thảo khi thu hoạch phải đạt yêu cầu sản phẩm màu vàng sậm, lên đều, đẹp và kích thước chiều dài đạt 6 - 10 cm.

Quý cho biết với diện tích nuôi trồng khoảng 200 m2, mỗi tuần anh thu hoạch 1 lần với hơn 1 kg đông trùng hạ thảo tươi, sau khi sấy khô còn khoảng 100 gr. Vừa bán đông trùng hạ thảo khô, anh vừa bán các sản phẩm như trà túi lọc, rượu đông trùng hạ thảo, sinh khối… thu nhập hơn 80 triệu đồng/tháng.

Duy Tân/thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

Chinh phục khách hàng bằng trái tim

(GLO)- Hơn 25 năm gắn bó với ngành bảo hiểm nhân thọ, chị Nguyễn Thị Mỹ Hiệp - Giám đốc Công ty Bảo hiểm Prudential tại Gia Lai luôn kiên định với triết lý: “Bán hàng bằng trái tim”.

Thi thiết kế báo tường mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

Thi thiết kế báo tường mừng ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh

(GLO)- Nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và tạo cơ hội cho đoàn viên, thanh niên (ĐVTN) thể hiện sự sáng tạo, kỹ năng vẽ, viết…Huyện Đoàn Chư Păh (tỉnh Gia Lai) tổ chức cuộc thi thiết kế báo tường với chủ đề “Tuổi trẻ Chư Păh tự hào, vững tin theo Đảng”.

Chị Lê Thị Luyên trao đổi với anh Đinh Klet-Bí thư Chi Đoàn làng Dơ Nông Ó về mô hình tủ sách pháp luật điện tử của Đoàn xã Kông Htok. Ảnh: R.H

“Thủ lĩnh” thanh niên ở Kông Htok

(GLO)- Trong vai trò “thủ lĩnh” thanh niên cùng tinh thần trách nhiệm và sự sáng tạo, chị Lê Thị Luyên-Bí thư Đoàn xã Kông Htok (huyện Chư Sê, tỉnh Gia Lai) đã có nhiều đóng góp trong công tác Đoàn, góp phần thay đổi nhận thức và đời sống của đoàn viên thanh niên (ĐVTN) ở địa phương.

Hội trại truyền thống 26-3: Giáo dục kỹ năng cho thanh-thiếu niên từ hoạt động trải nghiệm

Hội trại truyền thống 26-3: Giáo dục kỹ năng cho thanh-thiếu niên từ hoạt động trải nghiệm

(GLO)- Hòa chung không khí sôi nổi của Tháng Thanh niên và kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn TNCS Hồ Chí Minh (26-3), tại một số tổ chức Đoàn-Đội trường học trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã diễn ra hội trại truyền thống với chủ đề: “Suối nguồn”, “Khát vọng thanh niên”, "Khát vọng tuổi trẻ"..