Chặn kiểu kinh doanh 'treo đầu dê bán thịt chó'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Nhu cầu về chất lượng và thụ hưởng cuộc sống của người Việt ngày càng cao. Đặc biệt, khái niệm thụ hưởng cuộc sống không chỉ gói gọn trong phạm trù 'có ăn là được' mà đã nâng lên mức ăn phải 'ngon, bổ'; mặc phải 'đẹp', 'độc'.

 

 Hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng bán khá phổ biến trên Facebook nhưng rất khó kiểm chứng chất lượng - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH
Hàng mỹ phẩm, thực phẩm chức năng bán khá phổ biến trên Facebook nhưng rất khó kiểm chứng chất lượng - ẢNH: ĐÀO NGỌC THẠCH


Và khi đạt đến việc ăn ngon, mặc đẹp thì người tiêu dùng sẽ có nhu cầu về xài hàng hiệu, hay đúng hơn là phải “hàng ngoại” nhưng tâm lý thì ai cũng muốn… rẻ và chất lượng. Từ đó, những dịch vụ như bán hàng xách tay trên mạng xã hội nở rộ.

Loạt bài cùng tên mà PV Thanh Niên thực hiện đã phần nào ghi nhận thực trạng này. Có hai vấn đề nổi lên, đó là không ít người mua qua mạng xã hội đã bị lừa với kiểu “treo đầu dê bán thịt chó”. Một bộ phận người bán hàng xách tay cũng dụng nhiều chiêu, như: chụp sản phẩm, dùng kỹ xảo photoshop làm ảnh thật long lanh, nhưng hàng trao tay thì… không thể chấp nhận được. Đặc biệt, những loại thực phẩm chức năng được quảng cáo “bổ”, hàng xách tay từ nước ngoài, nhưng không cơ quan chức năng nào kiểm chứng được chất lượng.

Mua bán hàng xách tay có thể sẽ rẻ, nhưng mối nguy về hàng giả, kém chất lượng, hàng nhập lậu thì người tiêu dùng không biết kêu ai. Do vậy, người tiêu dùng khi mua hàng xách tay phải đặt tiêu chí hàng đầu là đảm bảo hàng thật và nói không với hàng “fake” (hàng nhái, làm giả - PV).

Nhìn ở góc độ quản lý, Chính phủ đã ban hành Nghị định 98/2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; bộ luật Hình sự cũng đã quy định dấu hiệu cấu thành tội phạm của hành vi buôn bán hàng giả hoặc hành vi buôn lậu, trốn thuế... Cơ chế đã có, quan trọng là việc thực thi và sự quyết liệt, siết chặt kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước trong việc giám sát để đảm bảo nguồn thuế cho ngân sách từ việc bán hàng xách tay, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người tiêu dùng.

Theo PHAN THƯƠNG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

'Thuế hàng xa xỉ' với xăng, sai từ đầu

Thuế tiêu thụ đặc biệt được "định nghĩa" rất rõ, là áp cho một số loại hàng hóa, dịch vụ mang tính chất xa xỉ (như rượu, tàu bay, du thuyền…) nhằm điều tiết việc sản xuất, nhập khẩu và tiêu dùng xã hội. Trong khi đó, có đánh thuế bao nhiêu thì người dân vẫn phải mua xăng để chạy xe.

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế

Hai câu chuyện về thuế của các doanh nghiệp đặt ra nhiều suy ngẫm cho chúng ta trong bối cảnh Đảng và Nhà nước đang quyết liệt cải cách hành chính, tạo môi trường kinh doanh thông thoáng, công bằng trong kỷ nguyên mới.

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tận dụng tối đa cơ hội thu hút FDI

Tháng 3, Việt Nam đón tiếp 2 đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ, với hơn 60 thương hiệu lớn. Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), ông Ted Osius, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, cho biết đây là phái đoàn doanh nghiệp Hoa Kỳ lớn nhất từng đến Việt Nam.

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Trị sốt đất để dồn sức cho tăng trưởng

Thật phi lý khi vừa qua những thông tin đồn sốt đất đã bùng lên với lý do sáp nhập tỉnh thành, cho dù thực tế chẳng ăn nhập gì với nhau. Mục đích sáp nhập nhằm tinh gọn bộ máy, tiết giảm chi phí để dành nguồn lực phát triển kinh tế chứ không phải hướng đến phát triển bất động sản (BĐS).