Chặn đứng nạn 'chạy chọt'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cách làm minh bạch như ở Quảng Nam giúp hạn chế nạn tiêu cực, chặn đứng việc 'chạy chọt' xin chỗ làm trong ngành giáo dục…

 

Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam, trao quyết định tuyển dụng và quyết định phân công công tác ngay sau khi thí sinh tự chọn trường- ẢNH: NAM THỊNH
Ông Hà Thanh Quốc, Giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Nam, trao quyết định tuyển dụng và quyết định phân công công tác ngay sau khi thí sinh tự chọn trường- ẢNH: NAM THỊNH

Mới đây, 148 thầy cô giáo trẻ vừa chính thức trở thành viên chức ngành giáo dục THPT của tỉnh Quảng Nam đã hội tụ về hội trường Sở GD-ĐT để dự một nghi thức đặc biệt, đó là tự chọn trường, chọn nơi làm việc cho chính mình dựa trên điểm trúng tuyển.

Bảng điểm, thành tích học tập, kỹ năng mềm của các thí sinh (TS) được niêm yết công khai tại khán phòng. Sau đó, Sở GD-ĐT tỉnh Quảng Nam đưa ra danh sách các trường THPT trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố có nhu cầu nhân sự, rồi mời những TS có điểm cao nhất đăng ký trước, chọn những trường mà mình mong muốn làm việc. TS có điểm thấp hơn chọn sau, cho đến khi hết chỉ tiêu tuyển dụng. Trên cơ sở này, hội đồng xét duyệt của sở làm việc ngay tại chỗ, cho công khai hồ sơ đăng ký ở từng vị trí.

Muốn chọn được người tài thì phải tuyển dụng công bằng, khách quan. Cách làm trên của Sở GD-ĐT Quảng Nam nhận được sự đồng tình cao của người dự tuyển lẫn người trúng tuyển. Bởi qua đó đánh giá đúng và tôn trọng các TS trong quá trình học tập cũng như khuyến khích, tạo niềm tin cho họ; đồng thời mở ra cơ hội lớn cho những sinh viên theo học ngành sư phạm có hoàn cảnh khó khăn thêm cơ hội chọn được vị trí việc làm như mình mong muốn một cách công khai, công bằng, khách quan.

Làm việc với Bộ GD-ĐT mới đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nhấn mạnh yêu cầu học thật, thi thật, nhân tài thật đối với ngành. Nhìn từ khía cạnh này, cách làm minh bạch như ở Quảng Nam để hạn chế nạn tiêu cực, chặn đứng việc chạy chọt xin chỗ làm trong ngành giáo dục…, qua đó nhân tài thật có “đất dụng võ”, cần được nhân rộng, thậm chí không chỉ trong ngành giáo dục mà trên mọi ngành, lĩnh vực khác.

Theo MẠNH CƯỜNG (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Gỡ vướng trong cấp sổ hồng

Mặc dù cơ quan chức năng của TPHCM đã rất nỗ lực tháo gỡ nhưng vẫn còn đến 41.000 căn nhà hiện chưa được cấp giấy chủ quyền (sổ hồng). Đây là con số rất lớn, phản ánh việc cấp sổ hồng vẫn rất gian nan, đòi hỏi phải có quyết tâm cũng như bổ sung các quy định của pháp luật để xử lý rốt ráo.

Thước đo dân sinh

Thước đo dân sinh

Cuối năm 2024, tổng dư nợ tín dụng cho vay tiêu dùng trên địa bàn TPHCM đạt trên 1 triệu tỷ đồng, tăng 6,3% so với cuối năm 2023 và tăng 12% so với cùng kỳ. Trong đó tín dụng phục vụ đời sống bao gồm mua đồ dùng, trang thiết bị gia đình tăng trưởng cao nhất.

Rối bời vì quy định mông lung

Rối bời vì quy định mông lung

Suốt 2 ngày sau khi Thông tư về quy chế tuyển sinh THCS, THPT được Bộ GD-ĐT ban hành, phụ huynh hốt hoảng, đứng ngồi không yên vì quy định chấm dứt hoàn toàn việc thi hay đánh giá năng lực vào lớp 6. Rồi ngay sau đó, Bộ lại ra văn bản giải thích… vẫn cho các trường đặc thù thực hiện như trước.

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

Hóa giải thách thức để đạt mức tăng trưởng 8%

(GLO)- Mức tăng trưởng GDP 7,09% năm 2024 được ghi nhận là rất tích cực của nền kinh tế đất nước, thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của toàn hệ thống chính trị trong thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội và thích ứng nhanh, kịp thời với những biến động kinh tế thế giới, khắc phục thiên tai.

Tinh gọn chính mình

Tinh gọn chính mình

Đang diễn ra một cuộc “nhảy việc” tập thể, đúng hơn là chuyển việc/mất việc/nghỉ việc chưa có tiền lệ tại nhiều cấp, nhiều ban ngành, cả với không ít cơ quan báo chí, xuất bản từ trung ương tới địa phương.