Chặn dịch vào Tây Nam: Trên vùng biển 'nóng'

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
PV Thanh Niên đã thực tế cùng các lực lượng quản lý, bảo vệ biên giới và phòng chống dịch Covid-19 ở những địa bàn gian khổ, phức tạp nhất, trên tuyến biên giới đất liền và vùng biển Tây Nam của Tổ quốc.
Cán bộ, chiến sĩ tàu cảnh sát biển phát tín hiệu dừng kiểm tra phương tiện nghi vấn nhập cảnh trái phép vào vùng biển Tây Nam
Cán bộ, chiến sĩ tàu cảnh sát biển phát tín hiệu dừng kiểm tra phương tiện nghi vấn nhập cảnh trái phép vào vùng biển Tây Nam
Từ cảng cá Gành Dầu ở phía bắc đảo Phú Quốc (Kiên Giang) nhìn ra phía đông bắc, tinh mắt lắm mới thấy 1 chấm trắng nằm giữa vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia. Đó là tàu CSB-3002 của Hải đội 421 (Hải đoàn 42, Vùng Cảnh sát biển 4), từ mãi trong căn cứ Năm Căn (Cà Mau) ra làm nhiệm vụ trực bảo vệ chủ quyền, phòng chống xuất nhập cảnh trái phép trên biển.
Vượt gian khó
Tàu CSB-3002 là lớp tàu TT-120 có lượng giãn nước 120 tấn, được Công ty đóng tàu 189 đóng mới và đưa vào sử dụng cách đây khoảng 20 năm. Vốn là tàu tuần tra tốc độ cao, phù hợp ở những vùng biển gần bờ, nên tháng 5.2019, tàu CSB-3002 được bàn giao từ Vùng Cảnh sát biển 3 (TP. Vũng Tàu, Bà Rịa-Vũng Tàu) sang Vùng Cảnh sát biển 4 (TP.Phú Quốc, Kiên Giang) và điều thẳng vào Hải đội 421 (Hải đoàn 42) nằm xa tít tắp trong Năm Căn.
Đầu tháng 4.2021, tàu nhận nhiệm vụ ra trực chiến ở vùng biển phía đông bắc đảo Phú Quốc, cách mũi Gành Dầu khoảng 6 hải lý (gần 12 km). Tàu nhỏ, khoang chứa nước sinh hoạt rất ít, nên mọi việc tắm giặt của bộ đội đều bằng nước biển, tráng sạch lần cuối mới bằng nước ngọt, và 4 - 5 ngày mới được tắm 1 lần.
Boong sau của tàu, ngoài 2 thùng nhựa (loại 500 lít) để đựng nước ngọt và mặn, còn có 1 téc nhôm sẵn sàng hứng nước mưa. Những khi thiếu nước, tàu phải gọi điện nhờ xuồng cao tốc CSB-621 trực trong cảng cá, mua nước ngọt của người dân (giá 20.000/m3) chở ra, bơm lên tàu dùng tạm.

Chiến sĩ tàu CSB-3002 dùng đèn chuyên dụng phát hiện mục tiêu
Chiến sĩ tàu CSB-3002 dùng đèn chuyên dụng phát hiện mục tiêu

Tàu CSB-3002 hạ xuồng giữa đêm, đi làm nhiệm vụ
Tàu CSB-3002 hạ xuồng giữa đêm, đi làm nhiệm vụ
Mỗi tuần, nếu CSB-621 không ra, tàu lại phải hạ xuồng chạy vào bờ mua thực phẩm ăn trong tuần. Thịt cá thì bỏ tủ cấp đông. Rau tươi để trong tủ lạnh, ăn mấy ngày đầu tuần. Còn lại, cứ bắp cải, bí xanh, bí đỏ bảo quản được lâu ngày, luân phiên ăn các bữa. Dịp biển động, tàu nhỏ lắc lư như lên đồng, xuồng không hạ được, bộ đội ăn đồ khô, đồ hộp, mì tôm là bình thường.
Phòng tuyến trên biển
Thượng úy Lê Thế Bằng, thuyền trưởng tàu CSB-3002, cho biết: "Trực xa bờ, nhưng rất thuận tiện và kịp thời trong công tác phát hiện, ngăn chặn các phương tiện chở người có ý định xâm nhập trái phép vào vùng biển Việt Nam".

Cán bộ, chiến sĩ tàu CSB-3002 tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 với ngư dân làm việc trên biển
Cán bộ, chiến sĩ tàu CSB-3002 tuyên truyền các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 với ngư dân làm việc trên biển
Rạng sáng 26.4, được sự hỗ trợ của Trạm ra đa 620 (Tiểu đoàn 551, Vùng 5 Hải quân), tàu CSB-3002 làm nhiệm vụ tại khu vực biển cách tây nam cửa Dương Đông (Phú Quốc) khoảng 5 hải lý, dừng kiểm tra 2 phương tiện BTr-8233 và VL-13230, phát hiện 4 thuyền viên nhập cảnh trái phép từ Congrongxen (Campuchia) vào Phú Quốc. Tổ công tác của tàu đã lập biên bản, dẫn giải người và phương tiện về bàn giao cho Đồn biên phòng cửa khẩu cảng An Thới.
Ngay ngày hôm sau, chiều 27.4, cũng từ công tác phát hiện mục tiêu của ra đa hải quân, tàu CSB-3002 đã kiểm tra phương tiện LA-04509 kéo theo xà lan đặt cẩu LA-06426 đang hành trình từ hướng Campuchia về Phú Quốc. Tại thời điểm kiểm tra, trên 2 phương tiện có 5 thuyền viên.
Qua khai thác, 5 thuyền viên khai nhận đều là người Việt Nam làm việc tại khu vực cảng Koh Kong Campuchia, do tình hình dịch Covid-19 bùng phát diễn biến phức tạp, nên tìm cách nhập cảnh Việt Nam qua đường biển về Hà Tiên, Kiên Giang. Tàu CSB-3002 đã lập biên bản, dẫn giải người và phương tiện về bàn giao cho Đồn biên phòng An Thới tiếp tục điều tra và tổ chức cách ly theo quy định.

Kiểm tra phương tiện vi phạm. ẢNH: M.T.H
Kiểm tra phương tiện vi phạm. ẢNH: M.T.H

Tàu CSB-3002 trực trên vùng biển phía đông bắc đảo Phú Quốc
Tàu CSB-3002 trực trên vùng biển phía đông bắc đảo Phú Quốc
Thiếu úy - quân nhân chuyên nghiệp Lê Hữu Phước (nhân viên thông tin tàu CSB-3002) cho biết: “Tuy vất vả, thiếu thốn về mọi mặt, nhưng mọi người thực hiện nghiêm chế độ trực chiến 24/24. Phát hiện mục tiêu nghi vấn, cho dù đêm khuya thời tiết xấu, cũng theo lệnh, sẵn sàng ở các vị trí tác nghiệp”.
“Chúng tôi đã cử 2 tàu phối thuộc hiệp đồng với các tàu hải quân, biên phòng, kiểm ngư… tạo thành phòng tuyến ngăn chặn xuất nhập cảnh trái phép từ phía bắc đảo Phú Quốc đến tây nam Thổ Chu”, đại tá Trần Văn Lượng, Phó tư lệnh - Tham mưu trưởng Vùng Cảnh sát biển 4, cho biết và khẳng định: “Cách 15 hải lý có 1 tàu trực. Với phạm vi quét của ra đa hải quân, khó tàu nào lọt qua. Nếu lọt, sẽ có các xuồng phía trong đón lõng”.
(còn tiếp)
Theo Mai Thanh Hải-Nguyễn Độc Lập (TNO)

Có thể bạn quan tâm

'Báu vật' của làng

'Báu vật' của làng

Hàng chục cây kơ nia trăm năm tuổi được người dân ở Bình Định ví như 'báu vật' được bảo vệ qua nhiều thế hệ. Địa phương đang lập hồ sơ đề nghị công nhận rừng kơ nia này thành rừng cây di sản VN.

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Trường Sa: Vững vàng nơi đầu sóng - Kỳ IV: “Điểm tựa” cho ngư dân vươn khơi bám biển

Cùng với nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và bảo đảm an ninh trên biển, thời gian qua, công tác dân vận luôn được cán bộ, chiến sĩ trên các đảo thuộc quần đảo Trường Sa quan tâm triển khai hiệu quả, thực sự trở thành “điểm tựa” vững chắc để ngư dân an tâm vươn khơi bám biển.

Hai lần trinh sát Trường Sa

Hai lần trinh sát Trường Sa

Trong chiến dịch giải phóng Trường Sa năm 1975, những người lính đặc công Đoàn 126 nói, họ tin tưởng hoàn toàn việc chuyên chở cho những con tàu của Đoàn 125, vốn nhiều năm dày dạn trên hành trình đường mòn Hồ Chí Minh trên biển.

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Xóm Mồ Côi không còn 'mồ côi'

Ở rìa TP.Hội An (Quảng Nam) có một xóm nhỏ với cái tên thật lạ: xóm Mồ Côi. Xóm chỉ mấy nóc nhà nhưng có tới 12 liệt sĩ, bao gồm 2 Anh hùng LLVT nhân dân, hy sinh trong 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

Chuyện những người đam mê đờn ca tài tử

(GLO)- Ở một “sân khấu” nhỏ trong căn nhà tại tổ 2 (phường Sông Bờ, thị xã Ayun Pa, tỉnh Gia Lai), những bài ca cổ vào thập niên 80-90 của thế kỷ trước vẫn thường xuyên được cất lên bởi những người đam mê loại hình nghệ thuật dân gian đặc trưng vùng Nam Bộ.

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

Thung lũng Ia Drăng: Ngày ấy, bây giờ

(GLO)- Nói đến thung lũng Ia Drăng, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến nơi ghi dấu trận thắng Mỹ đầu tiên của quân và dân ta ở Tây Nguyên. Nửa thế kỷ sau ngày đất nước thống nhất, vùng chiến địa năm xưa đang từng ngày “thay da, đổi thịt”.

50 năm vẹn nguyên ký ức

50 năm vẹn nguyên ký ức

Ở tuổi 83, cơ thể chằng chịt vết thương của những trận đánh sinh tử, nhưng ký ức về trận đánh cuối cùng tiến về Sài Gòn, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước vẫn vẹn nguyên trong trái tim, mãi mãi khắc ghi trong máu thịt Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Doanh....

Những người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

E-magazineNhững người trẻ dân tộc thiểu số đong đầy tình yêu buôn làng-Kỳ 1: Bệ phóng cho những ước mơ

(GLO)- Đồng hành cùng sự sáng tạo, đổi mới của người trẻ, các tổ chức Đoàn-Hội trên địa bàn tỉnh Gia Lai không chỉ là điểm tựa vững chắc mà còn trở thành bệ phóng, giúp họ tự tin bứt phá, vượt qua giới hạn bản thân và lan tỏa giá trị văn hóa dân tộc sâu rộng trong cộng đồng.