Chăm lo người khuyết tật, không để ai bị bỏ lại phía sau

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

(GLO)- Theo Ủy ban Quốc gia về người khuyết tật, Việt Nam có khoảng 7 triệu người khuyết tật, chiếm 7% dân số từ 2 tuổi trở lên, 87,27% người khuyết tật sống ở nông thôn.

Hơn 41% người khuyết tật từ 6 tuổi trở lên không biết chữ và chỉ 19,5% có trình độ tốt nghiệp THCS trở lên. Số người khuyết tật còn trong độ tuổi lao động là 61%, trong đó, 40% còn khả năng lao động.

Dù vậy, rất nhiều người khuyết tật vẫn nỗ lực học tập, tham gia lao động sản xuất, tự chăm sóc, nuôi sống bản thân. Nhiều người trong số họ trở thành chủ doanh nghiệp, cửa hàng, tạo việc làm cho hàng trăm người khuyết tật khác. Tuy nhiên, trong thực tế, người khuyết tật vẫn là một trong những đối tượng dễ bị bạo lực, lạm dụng và bị phân biệt đối xử. Vì thế, xã hội cần chung tay chăm sóc, hỗ trợ, tạo điều kiện để người khuyết tật hòa nhập với cộng đồng.

d44cce7f-635a-4c7d-920f-e73a31935677.jpg
Quan tâm, giúp người khuyết tật được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng là trách nhiệm của toàn xã hội. Ảnh: K.N

Theo Luật Người khuyết tật 2010, người khuyết tật được bảo đảm quyền tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội; sống độc lập, hòa nhập cộng đồng; được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội; được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật. Đồng thời, họ cũng được hưởng các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Chăm lo người khuyết tật không chỉ thể hiện tính ưu việt của nhà nước xã hội chủ nghĩa mà còn là hoạt động đậm tính nhân văn. H àng năm, nước ta đã chi khoảng 15.000 tỷ đồng để hỗ trợ, giải quyết trợ cấp xã hội hàng tháng cho khoảng 1,6 triệu người khuyết tật; hỗ trợ 20.000 người khuyết tật học nghề và tiếp cận việc làm; hỗ trợ 1,2 triệu học sinh khuyết tật đến trường; tỷ lệ người khuyết tật được tiếp cận bảo hiểm y tế lên tới 95%. Các bệnh viện đa khoa trung ương, tỉnh và huyện đều có khoa phục hồi chức năng; 20 tỉnh, thành phố thành lập được trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập và 107 cơ sở giáo dục chuyên biệt cho trẻ em khuyết tật cũng như đã thống nhất được ngôn ngữ ký hiệu và chữ nổi Brail trong toàn quốc. Đến năm 2023, hơn 90% người khuyết tật có hoàn cảnh khó khăn được trợ giúp xã hội, chăm sóc và phục hồi chức năng kịp thời.

Theo thống kê sơ bộ, Gia Lai có khoảng 20.000 người khuyết tật, trong đó có 12.552 người khuyết tật nặng và đặc biệt nặng. Công tác chăm lo người khuyết tật cũng nhận được sự quan tâm của các ngành, địa phương, tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Trong nhiệm kỳ 2018-2023, Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh vận động được hơn 8,7 tỷ đồng (tiền mặt và hiện vật) để trợ giúp cho hơn 1,3 triệu lượt người khuyết tật, trẻ em và các đối tượng yếu thế khác. Bên cạnh đó, các đoàn thể, tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp cũng trao hàng ngàn suất quà, mô hình sinh kế, phương tiện phục vụ đời sống sinh hoạt cho người khuyết tật, giúp họ có thêm nguồn lực để vươn lên trong cuộc sống. Với sự quan tâm ấy, Gia Lai cũng có nhiều tấm gương tiêu biểu, vượt lên số phận như: cô giáo Rmah H’Blao (huyện Chư Pưh), vận động viên điền kinh Rcom H’Điêt (thị xã Ayun Pa), vận động viên cử tạ Nguyễn Văn Thành (TP. Pleiku)…

“Tăng cường vai trò lãnh đạo của người khuyết tật vì một tương lai toàn diện và bền vững” là chủ đề của Ngày Quốc tế Người khuyết tật (IDPD) năm nay (3-12). Thêm một lần nữa, chủ đề năm nay thúc đẩy người khuyết tật mạnh dạn hơn với vai trò lãnh đạo trong mọi lĩnh vực của cuộc sống.

Đồng thời, tiếp tục nâng cao nhận thức của mọi người về quyền của người khuyết tật, tôn vinh những thành tựu của họ cũng như cùng nhau chăm lo, tạo điều kiện cho người khuyết tật hòa nhập vào mọi khía cạnh của cuộc sống, đảm bảo không để ai bị bỏ lại phía sau. Cùng với sự trợ lực từ bên ngoài, bản thân mỗi người khuyết tật cũng nên bỏ qua mặc cảm, mạnh dạn hòa nhập để học tập, trang bị thêm những kiến thức, kỹ năng cần thiết để có thể tự phục vụ cho bản thân, xa hơn là tạo ra giá trị tốt đẹp cho gia đình và xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai làm việc với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai làm việc với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy

(GLO)- Sáng 28-11, tại phòng họp Tỉnh ủy, Thường trực Tỉnh ủy Gia Lai có buổi làm việc với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy để nắm tình hình thực hiện nhiệm vụ sau buổi làm việc của Thường trực Tỉnh ủy với Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy vào ngày 3-7-2024 đến nay và định hướng một số nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.

Quang cảnh tại kỳ họp thứ 9 HĐND thị trấn Nhơn Hòa, huyện Chư Pưh. Ảnh: T.N

Nhơn Hòa chú trọng xây dựng hệ thống chính trị cơ sở

(GLO)- Từ sau Đại hội Đảng bộ thị trấn Nhơn Hòa (huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) lần thứ XIII (nhiệm kỳ 2020-2025) đến nay, Đảng ủy thị trấn chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo; gắn công tác xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở Đảng với xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh.

Đảng bộ phường Tây Sơn tổ chức thành công Đại hội điểm Chi bộ 1 nhiệm kỳ 2025-2027

Đảng bộ phường Tây Sơn tổ chức thành công Đại hội điểm Chi bộ 1 nhiệm kỳ 2025-2027

(GLO)- Chiều 26-11, Chi bộ 1 thuộc Đảng bộ phường Tây Sơn (TP. Pleiku, tỉnh Gia Lai) tổ chức Đại hội lần thứ III, nhiệm kỳ 2025-2027. Đây là Chi bộ được Ban Chấp hành Đảng bộ phường Tây Sơn chọn tổ chức Đại hội điểm và là chi bộ đầu tiên trên địa bàn TP. Pleiku tổ chức Đại hội.

Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri

Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai giám sát việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri

(GLO)- Chiều 26-11, Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai tổ chức phiên giám sát về việc giải quyết các ý kiến, kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 19 HĐND tỉnh khóa XII (nhiệm kỳ 2021-2026) và các kỳ họp trước chưa được giải quyết hoặc chưa được giải quyết dứt điểm.

Đội ngũ tuyên truyền viên xã Ia Hiao tuyên truyền vận động người dân hiến đất làm đường giao thông nông thôn. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện phát huy vai trò đội ngũ tuyên truyền viên

(GLO)- Với phương châm hướng về cơ sở, đội ngũ tuyên truyền viên huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) đã trở thành “cầu nối” giữa cấp ủy Đảng, chính quyền với Nhân dân; là kênh thông tin, tuyên truyền đưa nghị quyết của Đảng sớm đi vào cuộc sống.