"Cầy tơ thời hội nhập(*): Bổ béo đâu cứ là thịt chó!

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Người Việt cần giữ gìn bản tính nhân văn vốn có và ứng xử có tình đối với những ai trung thành với mình
Vụ ngộ độc thực phẩm ở xã Hữu Bằng, huyện Thạch Thất (tỉnh Hà Tây cũ nay thuộc Hà Nội) do thịt chó và mắm tôm... khiến nhiều người nhớ lại chuyện bên xứ Hàn.
Thịt chó không chỉ là chuyện nhỏ
Theo báo chí Hàn Quốc và những thông tin trên các website liên quan đến thịt chó, mỗi năm xứ sở Kim chi đã tiêu diệt đến gần 4 triệu con chó để mua bán thịt.
Chó là loài vật trung thành với con người trong bất cứ hoàn cảnh nào, tại sao nỡ bắt bớ, giết thịt? Ảnh: THANH TUẤN
Chó là loài vật trung thành với con người trong bất cứ hoàn cảnh nào, tại sao nỡ bắt bớ, giết thịt? Ảnh: THANH TUẤN
Còn tại Philippines, chỉ riêng một tỉnh nhỏ Baguio gần thủ đô Manila, nơi mà "phong trào" thịt chó mới xuất hiện vài chục năm gần đây thì mỗi năm cũng có đến nửa triệu con vật trung thành này bị hành quyết.
Báo chí ở Philippines tường thuật rằng: Người "Phi" trước đây chỉ giết chó làm vật tế thần mang tính chất tôn giáo hoặc chỉ ăn thịt chúng như một cách xả xui nhưng nay thì đã trở thành chuyện lớn. Người ta đã đối xử với con vật này đến mức dã man và buộc các tổ chức bảo vệ quyền súc vật khắp thế giới phải lên tiếng phản đối.
Ngay tại Hàn Quốc, hãng tin AFP từng cho biết riêng tại thủ đô Seoul đã có đến 530 tiệm bán thịt chó bất hợp pháp và vi phạm các quy định về an toàn thực phẩm...
Những tiệm ăn như thế được coi là vi phạm pháp luật. Để ngăn ngừa tác hại công cộng trước Olympic 1988 (và sau này là World Cup 2002 tổ chức chung giữa Nhật Bản và Hàn Quốc), chính quyền TP Seoul cũng đã từng cấm bán thịt chó và thịt rắn vốn được xem như loại "thực phẩm đáng ghê tởm" (abhorrent food).
Nhưng đến nay quy định đó đã bị lờ đi trên thực tế. Nhiều công dân Hàn Quốc thích thú món thịt chó dù bị cấm. Không có những quy định về vệ sinh thực phẩm trong khâu giết mổ lẫn mua bán bởi vì chó không được xếp vào danh mục các thú nuôi.
Sau World Cup 2002, chính quyền TP Seoul đã đề nghị tái xếp chó vào loại thú nuôi và có thể giết thịt theo các tiêu chuẩn an toàn. Đề nghị trên được gửi lên chính phủ và đã tạo ra phản ứng tức giận nhanh chóng từ các nhà hoạt động về bảo vệ súc vật. Họ đã tổ chức các cuộc phản kháng công khai trên đường phố và mở các chiến dịch lấy chữ ký trên internet...".
Thời đại kỹ thuật số rõ ràng đã có tác động đến điều nhỏ nhặt nhất, mà chuyện ăn thịt chó hay không chỉ là một ví dụ.
Cả 2 website dogmeattrade.com ở Philippines và seoulsearching.com ở Hàn Quốc cũng đã mở chuyên mục anti-dogmeat và gửi thư ngỏ lấy chữ ký phản đối việc ăn thịt chó đến cả những người... không ăn thịt chó trên toàn cầu để bảo vệ con vật nuôi trung thành nhất với con người này.
Theo Hiệp hội Bảo vệ động vật Hàn Quốc, thậm chí "nhiều người Hàn Quốc đang tìm chó ăn thịt ở ngay láng giềng, bắt trộm và bán để làm thịt".
Trang này còn đưa ra một phóng sự và những hình ảnh về sự bẩn thỉu, tàn nhẫn của một trại giết mổ chó ở ngoại ô thủ đô: "Thẳng thắn mà nói, đó là một nơi bẩn thỉu, tồi tệ. Những con chó được giam cầm trong sự nóng bức, tối tăm và chật chội. Phân và nước tiểu tràn ra mọi chỗ. Ruồi nhặng khủng khiếp. Đàn chó bốc mùi hôi thối và được nuôi trong điều kiện có rất ít thức ăn, uống nước bẩn. Chúng tôi chứng kiến từng đống phân chó bên cạnh cái tủ lạnh chứa thịt chó mới mổ và ngay chỗ nấu thịt. Một chiếc xe đông lạnh vận chuyển thịt chó đi các chợ và nhà hàng khác nhau đang dừng gần đó. Chứng kiến những chú chó bị giết đang kêu inh ỏi và những con khác gần đó cũng kêu la thảm thiết trước giờ bị hành quyết, khó có ai có thể yên lòng...".
Những hình ảnh đó ở các trại giết mổ, nạn buôn bán chó từ nông thôn ra thành thị ở Hàn Quốc cũng không xa lạ gì với chúng ta. Việc giết mổ mất vệ sinh dẫn đến ngộ độc như trường hợp ở xã Hữu Bằng nêu trên là không hiếm.
Ở Mỹ có chuyện một người Việt thèm thịt chó đã làm thịt con vật mình nuôi rồi báo cảnh sát nó bị đi lạc. Một tuần sau cảnh sát phát hiện bộ xương, lông con chó ấy bỏ trong một bãi rác. Người Việt kia đã bị phạt 10.000 USD và mấy tháng tù!
Hãy nói không với thịt chó!
Nhờ thông tin toàn cầu ngày nay mà ta biết được nhiều chuyện, trong đó có chuyện... chó. Nhưng biết cũng là để nhìn lại mình.
Trong lịch sử Việt Nam, loài chó là con vật trung thành gắn liền với nhiều sự kiện văn hóa, lịch sử lẫn truyền thuyết. Những câu thơ của nhà thơ Quang Dũng trong bài "Sử một trung đoàn" đã mô tả rất hay lòng trung thành của con vật đáng quý mến này: Nhớ buổi trung đoàn ta ra đi/ Dân ta gánh gồng cả cơ nghiệp/ Mái nhà trăm năm thôi để lại/ Lạc chủ chó gầy mắt hoang dại.
Năm 1971, cố họa sĩ Bửu Chỉ từng có bức tranh chó và trăng khá ấn tượng mô tả một người dân nghèo khổ bên con chó gầy dưới bóng trăng, tất cả được thể hiện bằng một màu đen trên nền giấy trắng như nói lên sự trung thành của con vật ngay trong những ngày đen tối nhất của mỗi người!
Bởi vậy, ngoài chuyện an toàn về thực phẩm, bài phóng sự này muốn làm toát lên tính nhân văn của mỗi người Việt: Cần một thái độ tương thích với những ai trung thành với mình và hãy nói không với thịt chó!
Và chuyện "bổ dương, bổ âm" thì đâu phải cần đến món "cờ tây"! 
Nhập khẩu cả chó để ăn
Truyền hình và báo chí Thái Lan mấy năm trước đã đưa tin và bình luận nhiều quanh chuyện bắt giữ một vụ mang hơn 800 con chó từ Thái Lan sang Việt Nam để mổ thịt. Một quan chức Thái tên Apai Suthisung cho hay "chó được bắt từ các tỉnh phía Bắc nước Thái và đem đổi lấy ống nhựa".
Nguồn tin này cũng giải thích các lò mổ có giấy phép có quyền bán thịt nhưng xuất lậu thịt chó qua biên giới là trái phép, với mức án có thể lên đến 2 năm tù và khoảng 1.000 USD tiền phạt.
Hai ông Lý và Khánh là người gốc Việt sống ở tỉnh Nakhon Phanom cho biết đa số dân Thái không ăn thịt chó nhưng cũng có một số vùng bán và ăn thịt chó.

Trương Điện Thắng (Người lao động)

Có thể bạn quan tâm

Anh hùng không đợi tuổi

Anh hùng không đợi tuổi

Những ngày đầu xuân năm mới, tôi gặp anh hùng LLVTND Ngô Tùng Chinh trong ngôi nhà vườn rợp bóng cây xanh của ông tại phường Long Phước (TP Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh). Ông đang sống một cuộc đời hiền hòa, giản dị bên cạnh không gian trưng bày hiện vật chiến tranh của riêng mình.

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt Kon Chênh

Dìu dặt mấy mươi năm giữ lấy vốn liếng Mơ Nâm trên chốn chênh vênh này, lão nghệ nhân đã có thể yên tâm khi văn hóa của làng mình được mọi người biết đến, nhớ đến, và đổi thay cuộc sống nhờ những điều nho nhỏ.

Những người mẹ đặc biệt

Những người mẹ đặc biệt

Lặng lẽ tồn tại suốt gần 60 năm qua, cô nhi viện Phú Hòa (xã Tịnh Ấn Tây, thành phố Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) được nhiều người gọi với cái tên “ngôi nhà đặc biệt”, bởi nơi đây có những phụ nữ hy sinh cả đời để trở thành mẹ của hàng trăm đứa trẻ mồ côi, khuyết tật, bị bỏ rơi...

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Pháo đài Đồng Đăng được công nhận Di tích Lịch sử Quốc gia - Kỳ 4: Ba ngày đêm máu lửa

Cùng với mục tiêu đánh chiếm pháo đài Đồng Đăng, quân địch dồn lực lượng để bao vây, đánh chiếm cứ điểm hang Đền Mẫu án ngữ con đường dẫn đến thị trấn Đồng Đăng. Tại đây, quân và dân địa phương đã kiên cường bám trụ 3 ngày đêm chống lại quân xâm lược.

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Nhân sự kiện pháo đài Đồng Đăng được công nhận di tích lịch sử quốc gia - Kỳ 3: Chứng tích bi hùng

Đối với cư dân sống ở thị trấn miền biên viễn Đồng Đăng, những ngày tháng đối đầu với quân xâm lược tháng 2/1979 giống như những thước phim quay chậm bi thương mà hào hùng. Họ đã sống, chiến đấu cùng bộ đội hiên ngang như thành đồng lũy thép ngay tuyến đầu Tổ quốc.

Cán bộ Công an phường Phù Đổng (TP. Pleiku) hướng dẫn nhân viên Khách sạn Khánh Linh đăng ký lưu trú qua phần mềm dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: T.T

Đề án 06: Động lực xây dựng Gia Lai hiện đại, văn minh - Kỳ 1: Khi hệ thống chính trị cùng vào cuộc

(GLO)- Ngày 6-1-2022, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 06/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030” (Đề án 06).

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa Kinh Giang

Rừng dừa nước bên bờ dòng Kinh Giang, xã Tịnh Khê (TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi) gắn liền với lịch sử kháng chiến thống nhất đất nước. Hiện đây là nơi mưu sinh của người dân và là điểm du lịch hấp dẫn.

"Đã có thầy ở đây..."

"Đã có thầy ở đây..."

Có thầy ở đây, trái tim trẻ thơ được sưởi ấm giữa những giông gió cuộc đời. Có cô ở đây, trẻ thơ vững bước trên hành trình gom nhặt kiến thức. Có thầy, cô ở đây, các em không chỉ học cách viết những con chữ mà còn học cách sống, cách yêu thương, cách đứng dậy sau vấp ngã…