Câu chuyện trách nhiệm pháp lý của công chứng viên

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Việc Công an TP.HCM khởi tố công chứng viên Nguyễn Duy Thức vì thiếu trách nhiệm trong công chứng mua bán đất, dẫn đến hậu quả Trịnh Trường Giang, Trần Thanh Hải chiếm đoạt của ông H.N.D 15,7 tỉ đồng là một trường hợp thu hút giới nghiên cứu luật.

Việc Công an TP.HCM khởi tố công chứng viên (CCV) Nguyễn Duy Thức (Văn phòng công chứng (VPCC) Đầm Sen, nay đổi tên thành VPCC Nguyễn Thị Sáu) vì thiếu trách nhiệm trong công chứng mua bán đất, dẫn đến hậu quả Trịnh Trường Giang, Trần Thanh Hải chiếm đoạt của ông H.N.D 15,7 tỉ đồng là một trường hợp thu hút giới nghiên cứu luật.

Theo hồ sơ vụ án, lợi dụng sự tin tưởng của chủ nhà là bà Đ.T.T giao giấy tờ nhà cho Giang làm thủ tục, bị cáo này và Trần Thanh Hải làm một hợp đồng ủy quyền, ghi bà T. ủy quyền cho Hải mua bán căn nhà. Ông D. tin tưởng mua căn nhà và thủ tục được thực hiện tại VPCC Đầm Sen. Trong năm 2023, TAND TP.HCM xử sơ thẩm, và TAND cấp cao tại TP.HCM xử phúc thẩm tuyên phạt Giang 18 năm tù, Hải 7 năm tù cùng về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", đồng thời buộc Giang bồi thường toàn bộ thiệt hại cho ông D.

Về vai trò của các CCV Nguyễn Duy Thức, Ngụy Cao Khánh, cấp sơ thẩm TAND TP.HCM nhận định: Khánh (soạn thảo hợp đồng) và Thức đã vi phạm thủ tục công chứng được quy định tại điều 4, luật Công chứng năm 2015, khi công chứng hợp đồng ủy quyền giữa bà T. và ông H.N.D nhưng không trực tiếp chứng kiến bà T. ký vào hợp đồng và lăn tay. Về trách nhiệm của hai cá nhân trên, cơ quan điều tra (CQĐT) và Viện KSND TP.HCM sau khi điều tra bổ sung đã kết luận không có cơ sở để xử lý hình sự, nên HĐXX sơ thẩm không có cơ sở để xem xét.

Sau đó, Viện trưởng Viện KSND cấp cao tại TP.HCM kháng nghị bản án sơ thẩm vì cho rằng bỏ lọt người phạm tội là Thức và Khánh, đồng thời cần tuyên buộc VPCC Đầm Sen liên đới bồi thường cho người bị hại. HĐXX phúc thẩm y án sơ thẩm, và tiếp tục kiến nghị CQĐT Công an TP.HCM điều tra làm rõ vai trò của Thức, Khánh, nếu có dấu hiệu tội phạm thì xử lý theo quy định pháp luật…

Như vậy, đến nay CQĐT đã xử lý "gốc" và "ngọn" vụ án. Điều cần được dõi theo thời gian tới là: Tổ chức hành nghề công chứng phải bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi của CCV, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình gây ra trong quá trình công chứng như thế nào.

Theo Phan Thương (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Trách nhiệm an sinh xã hội

Trách nhiệm an sinh xã hội

Bên cạnh đau đớn về thể chất lẫn tâm lý, người bệnh ung thư còn nhiều lo toan về chi phí chữa trị, từ hàng trăm triệu đến hàng tỉ đồng. Có những gia đình từ khá giả đã rơi vào kiệt quệ, phải bán tài sản, vay mượn khắp nơi, thậm chí vay nóng để điều trị ung thư.

Xe dù chui lọt lỗ kim

Xe dù chui lọt lỗ kim

Những năm qua, lực lượng chức năng cũng như các ban ngành hữu trách đã đề ra một số biện pháp nhằm dẹp bỏ loại 'xe dù, bến cóc', nhất là tại khu vực trung tâm, thì căn bệnh trầm kha này lại 'di căn' ra đến khu vực đường dẫn cao tốc.

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.