Câu chuyện giáo dục: Cứ thế này thì bao giờ học sinh mới trưởng thành?

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Đầu giờ chiều 28.6, Sở GD-ĐT TP.HCM có thông báo khẩn gửi các trường THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên trực thuộc về việc lấy ý kiến phụ huynh học sinh lớp 12 về thi tốt nghiệp THPT ngày 7 và 8.7 theo lịch của Bộ GD-ĐT.

Lớp 12, bước vào tuổi 18, học sinh đủ tuổi chịu trách nhiệm về các hành động của mình
Lớp 12, bước vào tuổi 18, học sinh đủ tuổi chịu trách nhiệm về các hành động của mình


Theo đó, phụ huynh sẽ chọn 1 trong 3 phương án mà sở đưa ra là “Phụ huynh yên tâm và đồng ý cho con thi...”; “Phụ huynh không yên tâm nhưng vẫn đồng ý cho con thi...” và “Phụ huynh không yên tâm và không đồng ý cho con thi...”.

Ở đây, tôi muốn bàn về đối tượng lẽ ra cần phải hỏi trong cuộc khảo sát này.

Tôi nghĩ giản đơn là trước khi chúng ta làm một việc gì đó, thì đối tượng được hỏi phải là chúng ta chứ không phải cha mẹ hoặc người khác về việc chúng ta làm việc ấy như thế nào, muốn hay không muốn làm việc ấy.

Theo thông tin trên báo chí thì có những gia đình các thành viên đã tranh luận nảy lửa việc cho con em mình thi  tốt nghiệp THPT hay không. Có phụ huynh cho biết con họ rất muốn đi thi vào đợt này mặc dù tình hình dịch Covid-19 ở TP.HCM đáng báo động và bản thân phụ huynh chưa muốn con thi đợt 1.

Có thể khi đặt vấn đề lấy ý kiến phụ huynh, các nhà quản lý nghĩ các em học sinh còn nhỏ, chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm về mình. Thế nhưng tôi đoán khoảng 55 - 65% các em học sinh lớp 12 đến ngày 7.7.2021 sẽ tròn 18 tuổi - đủ tuổi chịu trách nhiệm về các hành động của mình.

Thiết nghĩ, nếu gần 2/3 số học sinh lớp 12 đã tròn 18 tuổi, đủ để chịu trách nhiệm với quyết định của mình, chả nhẽ không tự mình có câu trả lời mà các nhà quản lý phải hỏi cha mẹ các em?

Nếu vẫn phải bảo bọc thế này thì bao giờ các em học sinh Việt Nam mới trưởng thành ?

Theo Ngọc Thuận (TNO)

Có thể bạn quan tâm

Chọn chất thay vì lượng

Chọn chất thay vì lượng

Cuộc thi nghiên cứu khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học ra đời với xuất phát điểm là tạo một sân chơi dành cho những học sinh có đam mê và khả năng nghiên cứu từ sớm. Nhưng lâu nay, các cuộc thi này khiến dư luận muộn phiền vì không biết sản phẩm nghiên cứu có thực sự là của học trò.
'Lên dây cót' cho điện

'Lên dây cót' cho điện

"Không để thiếu điện cho sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong bất cứ hoàn cảnh, trường hợp nào, nhất là vì lý do chủ quan từ công tác điều hành", đó là chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong cuộc họp cuối tuần qua.
Dạy bơi trên… giấy

Dạy bơi trên… giấy

Chống đuối nước hiệu quả không chỉ là mệnh lệnh, nhưng phải bằng hành động, trong đó dạy bơi và trang bị các kỹ năng chống đuối nước cho trẻ là điều rất cần phải làm.
Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Quán nướng vỉa hè: Nhỏ mà không nhỏ!

Văn minh đô thị là gì, bắt đầu từ đâu? Không cần phải có cái nhìn quá vĩ mô, những lời hô hào, kêu gọi "đao to búa lớn". Hãy bắt đầu xử lý ngay từ những việc tưởng nhỏ bé nhưng diễn ra mỗi ngày, làm nhức mắt, khó chịu bao người.