Câu chuyện cảm động về 3 anh em sửa xe ngập nước miễn phí ở Sài Gòn ​

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Trong một ngày ngập nước đầu tháng 10, lo sợ người dân Sài Gòn sửa xe bị chặt chém, bỗng đâu xuất hiện 3 anh em tốt bụng hì hục sửa từng chiếc xe bị chết máy cho người đi qua đường mà không lấy một đồng thù lao. Câu chuyện cảm động này đã vào đề thi môn Văn.

Đó là là 3 anh em Nguyễn Tài Dũng (28 tuổi), Phạm Như Thắng (25 tuổi) cùng quê Quảng Ngãi, và Nguyễn Mạnh Cường (25 tuổi, quê Bình Thuận) cùng chung tay đứng ra sửa xe miễn phí cho những người khốn khổ trên đường.

 

3 anh em tình nguyện cứu hộ xe máy miễn phí cho bà con khi nước ngập hồi tháng 10 vừa qua.
3 anh em tình nguyện cứu hộ xe máy miễn phí cho bà con khi nước ngập hồi tháng 10 vừa qua.

Bực tức vì người dân bị "chặt chém"

Dũng - Thắng - Cường là 3 anh em có họ hàng thân thích với nhau. Tất cả đều ở miền Trung, luôn nung nấu ý chí vào Sài Gòn lập nghiệp. Cả 3 người đều có cùng nghề sửa xe làm kế sinh nhai. Sau nhiều năm làm ăn lận đận, 3 người đều bỏ ngang nghề, tiếp tục làm nhiều việc khác nhau để kiếm sống.

Trong đó anh Dũng lớn tuổi nhất, xếp thứ 2 là Thắng và cuối cùng là Cường. 3 anh em cùng ở trọ gần nhau tại quận Gò Vấp. Tuy nhiên chỉ Thắng và Cường đã có gia đình yên ấm, còn Dũng đến giờ vẫn long đong chưa có vợ con.

 

Người anh lớn, Nguyễn Tài Dũng đứng ra phát động 2 em Thắng và Cường cùng đi sửa xe giúp bà con.
Người anh lớn, Nguyễn Tài Dũng đứng ra phát động 2 em Thắng và Cường cùng đi sửa xe giúp bà con.

Vào một buổi chiều đầu tháng 10 vừa qua, Dũng đi làm tiếp thị trở về nhà. Khi đến đường Phan Huy Ích (quận Gò Vấp) xe của Dũng bị chết máy vì nước ngập. Loay hoay không biết phải làm sao, Dũng vào tiệm sửa xe mượn tạm đồ nghề để sửa xe của mình nhưng không ai cho đành đẩy bộ về nhà.

Tuy nhiên, lúc đứng ở những tiệm sửa xe, Dũng chứng kiến những người đồng cảnh ngộ bị các chủ tiệm “chặt đẹp” với giá cao ngất. Máu nghề nổi lên, tối đó Dũng về nhà liền bàn với Thắng và Cường nếu nước ngập xảy ra sẽ cùng ra đường sửa xe cho người dân mà không lấy tiền.

Ngay ngày hôm sau, Sài Gòn mưa tối trời, ba anh em lập tức xắn quần lội ra điểm ngập. Ra đường với bàn tay trắng, 2 người mượn tạm đồ nghề của người quen, mượn luôn cả khoảng sân nhà người dân rồi lập chốt sửa chữa.

“Tôi thấy xe bị ngập nước chỉ cần mở bugi ra thổi cho khô là xong. Vậy mà mấy tiệm lại chặt chém, làm ăn thất đức lấy tiền người ta đến hơn trăm ngàn. Biết làm là phải lấy tiền, đó là công sức của mình. Nhưng lúc người ta gặp khó khăn nên thôi, tôi thấy vậy giúp luôn người ta không lấy tiền”, Dũng cho biết.

Lúc đầu ra sửa, anh em Dũng thay phiên nhau thuyết phục người dân để được giúp đỡ. Nhưng vì e ngại, sợ lừa đảo, không ít người dám ghé vào để sửa. Thấy vậy, Thắng tìm tấm ván, viết vài chữ “cứu hộ sửa chữa xe máy cho bà con miễn phí” để nhiều người tin tưởng ghé vào hơn.

 

Nhờ sự hỗ trợ từ nhiều nguồn, hiện tại 3 anh em đã mở được tiệm sửa xe khang trang tại Q.Gò Vấp, TP.HCM.
Nhờ sự hỗ trợ từ nhiều nguồn, hiện tại 3 anh em đã mở được tiệm sửa xe khang trang tại Q.Gò Vấp, TP.HCM.

Nhiều người dân địa phương chứng kiến cảnh này, cũng đồng cảm đứng ra giúp sức kêu gọi. Một người khác có thiện tâm hơn phụ mở cửa sân nhà cho 3 anh em có chỗ rộng rãi để sửa xe.

Kể lại đêm cứu hộ xe máy của mình, Dũng nói: “3 tụi tôi làm được 2 ngày, ngày đầu sửa từ 15 giờ trưa đến 20 giờ tối. Có ngày hôm sau mưa lớn với triều cường lên cao, nước ngập quá trời, tụi tôi làm tới 23 giờ đêm luôn. Một người sửa khoảng 20 đến 30 chiếc xe mà còn sửa không hết. Người ta cho tiền nhiều lắm mà không lấy, thấy vậy người ta đi mua nước cho uống no luôn”.

Vẫn sẽ sửa miễn phí giúp bà con

Khi hỏi về động lực nào để giúp người dân sửa xe miễn phí, Dũng - Thắng đều cười cho biết, thấy nhiều người bị chặt chém nên muốn ra tay giúp đỡ. Điều cảm thấy vui nhất của 3 anh em là khi nhận lại được lời cảm ơn của mọi người, và cũng không mong người khác sẽ giúp đỡ lại mình.

Tuy nhiên, điều bất ngờ không thể tưởng nổi đối với cả 3 là được khen ngợi trên các báo. Được mạnh thường quân ủng hộ một số tiền khá lớn để thực hiện ước mơ mở tiệm sửa chữa xe máy. Bên cạnh đó 3 anh em cũng được Thành đoàn TP. HCM, chính quyền địa phương trao tặng bằng khen.

 

Tấm biển sửa xe miễn phí ngày nào được 3 anh em cất giữ cẩn thận.
Tấm biển sửa xe miễn phí ngày nào được 3 anh em cất giữ cẩn thận.

Hiện tại, 3 anh em từng “cứu hộ xe máy” cũng đã có một cửa tiệm sửa xe khang trang nằm trên đường Tân Sơn (phường 15, quận Gò Vấp) như đã mơ ước. Ở đây, Dũng là thợ chính, hai em Thắng và Cường tuy đã rành nghề nhưng vẫn phụ giúp anh sửa từng chiếc xe.

Dũng tâm sự: “Làm sửa xe cực lắm, cực hơn cả làm tiếp thị nữa. Nhưng nghề của mình thì cỡ nào cũng phải làm cho bằng được. Ngày mở được tiệm tụi tôi vui lắm, cảm giác được làm chủ rất sướng, mình có thể quyết định được tất cả mà không bị phụ thuộc người nào. Nói chung cũng cảm ơn những người đã hỗ trợ, giúp đỡ mình thực hiện được ước mơ từ xưa tới giờ”.

Còn một điều làm 3 anh em bất ngờ thêm nữa là câu chuyện của mình được đưa vào đề thi mà có mơ cũng không thể nghĩ ra được. Tuy vậy, 3 anh em cũng mong sao câu chuyện của mình ngày càng được nhân rộng thêm nữa. Không bởi vì cá nhân mà 3 người chỉ muốn xã hội này sẽ có nhiều hơn nữa những lòng tốt để sẵn sàng giúp đỡ người khác trong lúc khó khăn.

Như Dũng – Thắng – Cường đã từng hứa: “Nếu con đường còn ngập sẽ tiếp tục sửa xe miễn phí, giúp đỡ người dân trong khả năng có thể”.

Theo thanhnien

Có thể bạn quan tâm

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Đâu rồi tranh Tết làng Sình?

Nếu Kinh Bắc nổi danh với tranh dân gian Đông Hồ và Thăng Long - Hà Nội vang tiếng với tranh Hàng Trống, tranh Kim Hoàng (Hoài Đức - Hà Nội) thì miền Trung gió Lào cát trắng lừng danh với tranh dân gian làng Sình.

Tôi là du kích Ba Tơ...

Tôi là du kích Ba Tơ...

“Cả đời cống hiến cho cách mạng, trải qua nhiều chức vụ, nhưng điều tôi tự hào nhất là mình từng là đội viên Đội Du kích Ba Tơ”. Đó là tâm sự của Đại tá Thân Hoạt, năm nay 98 tuổi đời, 80 tuổi Đảng, người con của quê hương Quảng Ngãi.

Người của bách khoa

Người của bách khoa

Thật ra sáu mươi không chỉ là mốc quy ước để có tuổi hưu trí mà còn là tuổi của “nhi nhĩ thuận” (tai đã nghe đủ chuyện đời nên giờ là lúc biết lẽ thuận, nghịch), GS Trần Văn Nam là người nhi nhĩ thuận đã mấy năm rồi.

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

Lão xà ích và đàn ngựa trên cao nguyên

(GLO)- Hơn 30 năm cầm cương, ông Phan Xuân Định (SN 1966, thôn Đồng Bằng, xã Biển Hồ, TP. Pleiku) vẫn luôn nhớ về những ngày tháng rong ruổi cùng tiếng vó ngựa trên cao nguyên. Lão xà ích ấy vẫn âm thầm nuôi dưỡng đàn ngựa để thỏa chí tang bồng và giữ cho phố núi Pleiku nét riêng độc đáo.

Như núi, như rừng

Như núi, như rừng

Trong dòng chảy lịch sử của Kon Tum, qua biết bao thăng trầm, mỗi vùng đất nơi đây đều gắn với những chiến công oai hùng, với những con người mà cuộc đời của họ đã trở thành huyền thoại. Một trong số đó là ông Sô Lây Tăng- người vừa đi vào cõi vĩnh hằng.

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Tết rừng, mĩ tục của người Mông

Đối với người Mông xã Nà Hẩu, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, lễ cúng rừng (Tết rừng) có từ khi tổ tiên ngàn đời di cư đến đây lập làng, lập bản và trở thành sắc thái văn hóa, tín ngưỡng dân gian độc đáo riêng của người Mông nơi đây.

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Món quà tiên trên đỉnh Hô Tra

Chục cây số đường rừng, từ cao độ 1.500 m lên 2.500 m nhưng mất hơn 5 giờ chúng tôi mới đến nơi đang lưu giữ món quà tiên của bản Hô Tra (H.Tân Uyên, Lai Châu), chính là vạt rừng trà cổ thụ búp tím đang mùa vụ.