Cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ sau sáp nhập tỉnh, xã

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Cục Đường bộ yêu cầu các đơn vị trên tổ chức điều chỉnh thông tin, vị trí các biển chỉ dẫn địa giới để chỉ dẫn địa giới hành chính phù hợp với địa giới hành chính tỉnh, thành phố sau sáp nhập.

ddcao-toc-trung-luong.jpg
Phương tiện lưu thông trên tuyến cao tốc Trung Lương-Mỹ Thuận. Ảnh: PV/Vietnam+

Cục Đường bộ Việt Nam vừa có văn bản gửi Sở Xây dựng các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Tổng công ty Đầu tư phát triển Đường cao tốc Việt Nam (VEC); các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ; các ban quản lý dự án thuộc Bộ Xây dựng, Cục Đường bộ về việc cập nhật, điều chỉnh thông tin biển chỉ dẫn đường bộ phù hợp với đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã sau sắp xếp, sáp nhập.

Theo đó, Cục Đường bộ yêu cầu các đơn vị trên tổ chức điều chỉnh thông tin, vị trí các biển chỉ dẫn địa giới để chỉ dẫn địa giới hành chính phù hợp với địa giới hành chính tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các đơn vị hành chính khác sau sắp xếp, sáp nhập; hoàn thành trước ngày 15/7/2025.

Các đơn vị làm việc với các cơ quan chức năng của địa phương (Sở Xây dựng, Phòng cảnh sát giao thông Công an tỉnh, Ban An toàn giao thông tỉnh, ủy ban nhân dân cấp xã, phường nếu thấy cần thiết) để lập biên bản thống nhất về địa danh chỉ dẫn mới trên các biển báo (chỉ hướng đường, hướng đi, lối ra), thay địa danh trên biển báo hiện đang chỉ dẫn hướng đi đến địa danh là huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh mà hiện nay không còn (do bỏ chính quyền cấp huyện) hoặc do thay đổi tên đơn vị hành chính ở địa phương do sáp nhập cấp tỉnh, xã đồng thời kiểm tra để điều chỉnh chỉ dẫn về khoảng cách phù hợp với địa danh chỉ dẫn mới.

Các khu quản quản lý đường bộ, Sở Xây dựng, nhà đầu tư rà soát các báo hiệu đường bộ khác có liên quan đến thay đổi địa danh hành chính, chỉ dẫn địa danh đến và khoảng cách (các thông tin khoảng cách ghi trên cột Km đến địa danh cụ thể) cần điều chỉnh và đề xuất lộ trình thực hiện.

Trên cơ sở kết quả thực hiện (trong đó ưu tiên thực hiện trước việc điều chỉnh các biển báo tại điểm a và các trường hợp ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông), lập thành phương án tổng thể cho các tuyến, trong đó có nội dung cụ thể về lộ trình, nguồn kinh phí, trách nhiệm thực hiện sau đó báo cáo Cục Đường bộ Việt Nam (đối với quốc lộ và đường cao tốc do Bộ Xây dựng và cơ quan Trung ương quản lý), báo cáo Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh (đối với đường bộ thuộc phạm vi quản lý của địa phương) để sớm triển khai thực hiện; thời hạn báo cáo trước ngày 31/7/2025.

Các Khu Quản lý đường bộ, Sở Xây dựng có trách nhiệm hướng dẫn, đôn đốc các nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP về đường bộ, VEC, ủy ban nhân dân cấp xã, các cơ quan, đơn vị trực thuộc và cơ quan, đơn vị khác có liên quan triển khai thực hiện. Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

Theo Việt Hùng (Vietnam+)

Có thể bạn quan tâm

Chờ sửa luật Đất đai

Chờ sửa luật Đất đai

Đó là tâm trạng của người dân và doanh nghiệp khi Thủ tướng Phạm Minh Chính khẳng định: Chính phủ sẽ đề xuất sửa đổi Nghị quyết 18, làm cơ sở sửa luật Đất đai 2024 nhằm khắc phục bất cập về thu hồi đất, tài chính đất đai, kiểm soát giá đất.

Xe đưa đón cán bộ công chức xuống Quy Nhơn làm việc

Nhu cầu đi lại tuyến Pleiku-Quy Nhơn tăng đột biến sau khi sáp nhập tỉnh

(GLO)- Sau khi sáp nhập, tỉnh Gia Lai đặt trụ sở hành chính tại phường Quy Nhơn. Nhu cầu đi lại của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động từ tỉnh Gia Lai (cũ) đến nơi làm việc mới cũng tăng mạnh, kéo theo hoạt động vận tải hành khách tuyến Pleiku-Quy Nhơn và ngược lại cũng tăng đột biến.

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

Suối Bứa lại tiếp tục bị băm nát

(GLO)- Hoạt động khai thác cát trái phép tại suối Bứa (đoạn qua xóm 2, thôn Long Thành, phường Quy Nhơn Tây) tưởng chừng đã chấm dứt nay lại tiếp tục diễn ra rầm rộ bằng các loại máy móc phương tiện khiến người dân lo lắng, bất an.

null