Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành sẽ được hưởng nhiều chính sách đặc biệt

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News
Cao tốc Gia Nghĩa-Chơn Thành được xây dựng với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù nhằm kết nối vùng Tây Nguyên-Đông Nam Bộ. 

Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án vừa được thông qua.

Phương tiện lưu thông trên một đoạn tuyến cao tốc đã được đưa vào vận hành và khai thác. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Phương tiện lưu thông trên một đoạn tuyến cao tốc đã được đưa vào vận hành và khai thác. (Ảnh: PV/Vietnam+)

Sáng nay, ngày 28/6, với 464/469 đại biểu tán thành (chiếm 95,47%) bằng hình thức biểu quyết điện tử, Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) đã chính thức được thông qua.

Với chiều dài 128,8km, Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành được xây dựng với nhiều cơ chế, chính sách đặc thù nhằm kết nối vùng Tây Nguyên với Đông Nam Bộ. Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2027.

Dự án được hưởng nhiều cơ chế đặc biệt

Theo nghị quyết của Quốc hội “Dự án thực hiện từ năm 2024, cơ bản hoàn thành năm 2026, đưa vào khai thác, vận hành năm 2027.”

Cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành được chia thành 5 dự án thành phần. Trong đó, dự án thành phần 1 đầu tư theo phương thức đối tác công tư, loại hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao (BOT), được áp dụng cơ chế bảo đảm đầu tư, cơ chế chia sẻ góp phần giảm doanh thu theo quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư.

Nhu cầu sử dụng đất của Dự án theo tính toán sơ bộ tiêu tốn khoảng 1.111ha, trong đó đất trồng lúa khoảng 12ha, đất nông nghiệp khác khoảng 1.000ha, đất ở khoảng 12ha, đất rừng sản xuất khoảng 46ha.

Phương tiện lưu thông trên một đoạn tuyến cao tốc đưa vào khai thác, vận hành. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)
Phương tiện lưu thông trên một đoạn tuyến cao tốc đưa vào khai thác, vận hành. (Ảnh: Việt Hùng/Vietnam+)

Quốc hội quyết định phương án là giải phóng mặt bằng toàn tuyến một lần theo quy mô quy hoạch. Sơ bộ tổng mức đầu tư của dự án là 25.540 tỷ đồng, trong đó vốn ngân sách Trung ương hơn 10.500 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương hơn 2.200 tỷ đồng và từ nhà đầu tư thu xếp 12.770 tỷ đồng. Sau khi hoàn thành, dự án áp dụng hình thức thu phí tự động không dừng trong khai thác, vận hành.

Quốc hội cũng quyết định cho dự án này áp dụng nhiều cơ chế, chính sách đặc biệt, như: cho phép kéo dài thời gian giải ngân số vốn bố trí từ nguồn tăng thu, tiết kiệm chi thường xuyên của ngân sách trung ương năm 2022 để thực hiện Dự án đến hết năm 2026; cho phép người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định việc chỉ định thầu trong quá trình triển khai thực hiện dự án đối với các gói thầu tư vấn, gói thầu thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Ngoài ra, trong giai đoạn triển khai dự án, Quốc hội cho phép nhà thầu thi công không phải thực hiện thủ tục cấp giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường nằm trong hồ sơ khảo sát vật liệu xây dựng. Việc khai thác khoáng sản quy định tại khoản này được thực hiện đến khi hoàn thành dự án…

Xem xét quy mô 4 làn xe

Cũng trong sáng nay, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh trình bày báo cáo tiếp thu, chỉnh lý và giải trình về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước)

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cho biết, một số ý kiến cho rằng việc đầu tư quy mô 2 làn xe đối với đoạn 2 km đường giao kết nối cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành đến đường Hồ Chí Minh đoạn Chơn Thành - Đức Hòa sẽ tạo nút thắt cổ chai trong giao thông, gây ùn ứ, mất an toàn giao thông. Do vậy, đề nghị xem xét đầu tư đoạn kết nối theo quy mô 4 làn xe.

Với 464/469 đại biểu tán thành (chiếm 95,47%) bằng hình thức biểu quyết điện tử, Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) đã chính thức được thông qua. (Ảnh: Quốc hội)

Với 464/469 đại biểu tán thành (chiếm 95,47%) bằng hình thức biểu quyết điện tử, Nghị quyết của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam phía Tây đoạn Gia Nghĩa (Đắk Nông) - Chơn Thành (Bình Phước) đã chính thức được thông qua. (Ảnh: Quốc hội)

Tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Chính phủ đã điều chỉnh dự thảo Nghị quyết theo hướng đầu tư đồng bộ toàn dự án theo quy mô 4 làn xe hoàn chỉnh và sử dụng chi phí dự phòng của Dự án bảo đảm không làm tăng sơ bộ tổng mức đầu tư Dự án.

Nhiều ý kiến tán thành đầu tư dự án theo phương thức đối tác công tư (PPP), do ngân sách nhà nước hiện nay đang gặp nhiều khó khăn, việc huy động khu vực tư nhân tham gia Dự án sẽ bảo đảm nguồn lực triển khai thực hiện. Do đó, Ủy ban thường vụ Quốc hội xin kiến nghị Quốc hội cho phép triển khai Dự án theo phương thức PPP như Chính phủ trình, để kịp thời đáp ứng tính cấp bách của Dự án. Tuy nhiên, trong giai đoạn triển khai các bước tiếp theo, đề nghị Chính phủ nghiên cứu có các giải pháp hiệu quả thu hút các nhà đầu tư tham gia Dự án.

Nhiều ý kiến đề nghị bổ sung giải pháp cụ thể hơn đối với phương án xử lý hai dự án BOT song hành (dự án BOT cầu 38 thị xã Đồng Xoài và dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 14 tỉnh Đắk Nông), tránh ảnh hưởng đến môi trường đầu tư kinh doanh và việc khai thác, vận hành về sau của Dự án.

Ông Vũ Hồng Thanh cho biết, theo báo cáo của Chính phủ, đánh giá sơ bộ, việc đầu tư cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành sẽ kéo dài thời gian thu phí của 2 dự án BOT trên Quốc lộ 14 khoảng từ 5-6 năm.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. (Ảnh: TTXVN)
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh. (Ảnh: TTXVN)

Sau khi dự án đưa vào khai thác sử dụng mới đủ cơ sở đánh giá cụ thể mức độ ảnh hưởng của dự án đến 2 dự án BOT song hành này, từ đó có cơ sở đề xuất các giải pháp phù hợp, theo hướng: kéo dài thời gian thu phí của các dự án BOT nhằm bảo đảm hoàn vốn và lợi nhuận theo hợp đồng đã ký hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét các giải pháp phù hợp khác nhằm bảo đảm hiệu quả tài chính cho Dự án.

Về sơ bộ phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, theo Ủy ban thường vụ Quốc hội, trong giai đoạn triển khai các bước tiếp theo, đề nghị Chính phủ quan tâm chỉ đạo các địa phương xây dựng chính sách đền bù thỏa đáng theo nguyên tắc người dân đến nơi ở mới phải bảo đảm tốt hơn, tối thiểu phải bằng nơi ở cũ; đặc biệt là quan tâm đến phong tục, tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số, bảo đảm về đất ở, đất sản xuất cho người dân và việc đào tạo, chuyển đổi nghề cho người dân chịu ảnh hưởng của dự án.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Nhiều dự án trùm mền hàng thập kỷ sắp được 'hồi sinh'

Ngày 3.12, UBND TP.HCM đã phân công cho Chủ tịch, 5 Phó chủ tịch theo dõi, chỉ đạo giải quyết cụ thể từng dự án tồn đọng, dừng thi công để khẩn trương triển khai, hoàn thành, đưa vào sử dụng chống lãng phí, thất thoát. Điều này hứa hẹn sẽ giúp cho các dự án trùm mền nhiều năm trời có cơ hội hồi sinh trở lại.