Cảnh tỉnh từ thẩm mỹ 'chui'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Những vụ tai biến từ thẩm mỹ cho thấy sự liều lĩnh, bất chấp của thẩm mỹ viện 'chui', đồng thời là lời cảnh tỉnh với những người có nhu cầu phẫu thuật làm đẹp...

Trong năm 2022, Sở Y tế TP.HCM mạnh tay kiểm tra, xử phạt các cơ sở spa, thẩm mỹ cung cấp dịch vụ khám, chữa bệnh (KCB) không có giấy phép hoạt động; quảng cáo dịch vụ KCB khi chưa có giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề KCB.

Chỉ riêng từ 16 - 25.8, Thanh tra Sở Y tế TP.HCM đã ban hành 26 quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế với tổng số tiền trên 1,16 tỉ đồng. Bên cạnh đó, những năm liên tục gần đây Thanh Niên đã có nhiều loạt bài phản ánh việc các cơ sở spa, thẩm mỹ hoạt động khi chưa có giấy phép, thường được gọi làm thẩm mỹ “chui”.

 

 


Do vậy, mới đây việc TAND Q.1 (TP.HCM) xét xử các bị cáo Lê Thị Huyền Trang (26 tuổi), Nguyễn Ngọc Tú (29 tuổi), Phan Thanh Tùng (34 tuổi, cùng ngụ TP.HCM) cùng về tội “vi phạm quy định khám bệnh, chữa bệnh” thuộc trường hợp “làm chết người” theo điểm a, khoản 1, điều 315, bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có khung hình phạt từ 1 - 5 năm, được dư luận rất chú ý.

Các bị cáo này đã thuê mặt bằng trên đường Nguyễn Công Trứ, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1 để hoạt động thẩm mỹ viện “chui” và đã phẫu thuật nâng mũi, hút mỡ cho chị H.T.N với giá 15 triệu đồng, dẫn đến chị H.T.N tử vong sau đó tại bệnh viện. Các kết luận giám định chỉ ra nạn nhân tử vong sau khi phẫu thuật thẩm mỹ, suy hô hấp cấp do tổn thương phế nang lan tỏa, đông máu nội mạch đa tạng…

Điều khiến người viết và nhiều người “rùng mình” là tại phiên tòa các bị cáo (ảnh) thừa nhận không có bằng cấp, chứng chỉ hành nghề phẫu thuật thẩm mỹ nhưng vẫn gây mê, phẫu thuật cho nạn nhân. Các bị cáo thừa nhận biết việc làm của mình có thể dẫn đến chết người nhưng vẫn thực hiện.

Phẫu thuật thẩm mỹ được giới y khoa xếp vào loại phẫu thuật, thủ thuật có khả năng gây nguy hiểm tính mạng con người. Vì thế, ê kíp thực hiện phải có chuyên môn, cơ sở thực hiện phải được cấp phép. Thế nhưng, vụ án nêu trên cho thấy sự liều lĩnh, bất chấp của thẩm mỹ viện “chui”, đồng thời là lời cảnh tỉnh với những người có nhu cầu phẫu thuật làm đẹp: cần tìm hiểu, chọn lựa kỹ càng cơ sở thẩm mỹ để đảm bảo không rơi vào cảnh tiền mất mà mạng cũng mất!

Theo Song Mai (TNO)

 

Có thể bạn quan tâm

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Những đứa trẻ… không tuổi thơ

Không được đến trường, những đứa trẻ từ 5-10 tuổi ăn mặc lem luốc lượn lờ khắp nơi xin tiền người đi đường, bất kể trời mưa nắng. Không có tuổi thơ, giờ chúng là “phương tiện” để người lớn kiếm tiền trên lòng thương cảm của người khác.

Vàng đi về đâu?

Vàng đi về đâu?

Không ai biết thị trường vàng sẽ đi về đâu bởi các câu hỏi đều không có giải đáp cụ thể, còn mua bán vàng trên thị trường thì vẫn khó khăn.

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Chỉ trong một thời gian ngắn, hai chuỗi phòng gym lâu năm tại TPHCM là Fit24 và Getfit Gym & Yoga tuyên bố tạm đóng cửa, dừng hoạt động. Quyền lợi của hàng ngàn hội viên sở hữu gói tập giá trị cao tại những phòng tập này đang bị treo lơ lửng.

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Năm 2024 là năm thứ 3 Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10-10 được tổ chức trên toàn quốc, với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. 

Lực đẩy từ quyết sách

Lực đẩy từ quyết sách

Đến hết quý 2-2024, dù tình hình địa - chính trị toàn cầu đầy bất ổn thì trong đà phục hồi mạnh mẽ của Đông Nam Á, Philippines và Việt Nam tiếp tục là hai nền kinh tế có hiệu suất cao nhất trong khu vực, tăng trưởng lần lượt là 6,3% và 6,9%, trong khi Malaysia đứng thứ ba, tăng trưởng 5,9%.

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Có một điều đã được các nhà sản xuất chương trình, nhất là những chương trình mang tầm quốc gia, quốc tế, liên tục nhấn mạnh nhiều năm qua là TPHCM hiện rất thiếu không gian chuyên dụng, tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quy mô lớn.