Cảnh giác với 'bánh vẽ' vay vốn lãi suất cao

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

(GLO)- Thời gian qua, Cơ quan Điều tra Công an tỉnh Gia Lai liên tiếp nhận được đơn tố cáo của người dân về việc bị một số đối tượng lợi dụng mối quan hệ quen biết đã huy động vốn vay để cùng làm ăn với lãi suất hấp dẫn, góp vốn kinh doanh chia lợi nhuận cao nhưng sau đó “ôm” tiền rồi chây ì không trả, tuyên bố vỡ nợ hoặc bỏ trốn với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng.

Mới đây nhất, anh P.Đ.T. (trú tại phường Yên Đổ, TP. Pleiku) làm đơn tố cáo bà H.T.K.L. (trú tại phường Diên Hồng) đến Cơ quan Điều tra về hành vi lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Do quen biết bà L. nên từ năm 2007 đến tháng 1-2022, anh T. cho bà L. vay tổng cộng 12 tỷ đồng để kinh doanh vàng, đầu tư bất động sản, đáo hạn ngân hàng với lãi suất thỏa thuận là 3%/tháng. Tuy nhiên, khi đến hạn trả nợ, anh T. đòi nợ nhiều lần nhưng không thấy bà L. trả tiền như đã hứa hẹn, gọi vào điện thoại của bà L. thì không liên lạc được. Cũng với chiêu trò vay mượn tiền để đáo hạn ngân hàng và hứa trả với lãi suất hấp dẫn, từ tháng 6 đến tháng 11-2021, đối tượng D.T.T đã vay gần 19 tỷ đồng của hàng chục người dân trên địa bàn huyện Đak Đoa rồi chiếm đoạt toàn bộ số tiền bỏ trốn.

Cũng trong thời gian qua, khi thị trường bất động sản trên địa bàn tỉnh “nóng” lên, nhiều đối tượng đã lợi dụng để thực hiện hành vi lừa đảo. Theo đó, các đối tượng kêu gọi góp vốn đầu tư mua đất, sau đó bán lại để chia lợi nhuận. Trước những khoản lợi nhuận do đối tượng “vẽ” ra, nhiều người dân do mất cảnh giác, cả tin đã dễ dàng góp vốn, thậm chí còn vay thêm để lấy tiền đầu tư với đối tượng. Mới đây, nhiều người dân huyện Chư Păh đã viết đơn tố cáo gửi đến Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an huyện đối với bà N.T.A.N. vay 300 triệu đồng để mua đất bán lại kiếm lời nhưng không trả đúng hẹn. Cũng liên quan đến đất đai, vì thiếu hiểu biết, nhẹ dạ cả tin, một số người dân ở xã Chư Đang Ya (huyện Chư Păh) đã đưa giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhờ một đối tượng hỗ trợ vay vốn ngân hàng hoặc cho thuê đất. Lợi dụng điều này, đối tượng đã làm giả các giấy tờ chuyển nhượng để chiếm dụng đất của người dân.

Sau những vụ việc trên có thể thấy, thủ đoạn và phương thức lừa đảo của các đối tượng không mới, cơ quan chức năng và chính quyền địa phương đã thường xuyên cảnh báo nhưng nhiều người vẫn tiếp nhận theo kiểu “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.

Qua phân tích của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an tỉnh, với chiêu thức “lấy mỡ rán mỡ”, thời gian đầu, các đối tượng lấy tiền của người sau trả cho người trước để không bị nghi ngờ, thực hiện việc trả nợ gốc, lãi đầy đủ, đúng hẹn. Chính vì vậy, các đối tượng có thể huy động số đông người góp vốn. Nhưng vì hám lợi, nhiều người mất cảnh giác, sẵn sàng cho vay tiền, thậm chí còn vay mượn thêm của bạn bè, người thân để tiếp tục cho vay hưởng chênh lệch. Khi đã “ôm” được số tiền lớn, việc làm ăn thua lỗ hoặc có ý định chiếm đoạt thì các đối tượng chây ì không trả, tuyên bố vỡ nợ hoặc bỏ trốn. Tuy nhiên, hầu hết hợp đồng cho vay của người dân thời gian qua đều bằng giấy thỏa thuận viết tay giữa hai bên, không có tài sản thế chấp để đảm bảo vốn vay và không ra công chứng.

Vì vậy, để các đối tượng không có cơ hội “gài bẫy” dẫn đến những hệ lụy xấu cho gia đình và xã hội, người dân cần nâng cao cảnh giác với những “bánh vẽ” lãi suất cao và góp vốn đầu tư thu lợi trong thời gian ngắn. Khi thực hiện các giao dịch cho vay cần phải chấp hành đúng quy định của pháp luật.

 

 LÊ ANH
 

 

Có thể bạn quan tâm

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Kỳ vọng đầu tư công 'chạy nước rút'

Theo dự kiến, hơn 10 ngày nữa một sự kiện đặc biệt sẽ diễn ra tại TPHCM: tuyến metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được đưa vào vận hành! Sự kiện này sẽ đem lại luồng sinh khí mạnh mẽ không chỉ cho giao thông mà còn cho cả sự nhộn nhịp kinh tế - xã hội của TPHCM.

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Ô nhiễm không khí - hệ lụy nặng nề

Thời điểm cuối năm, ô nhiễm bụi đang ở mức cao, đặc biệt là ở hai thành phố lớn Hà Nội và TPHCM. Số ngày có chỉ số chất lượng không khí (IQAir) ở mức kém, xấu và rất xấu chiếm tỷ lệ khá lớn, tiềm ẩn nguy cơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dân.

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Tiền số, quản sớm để thêm nguồn lực

Dù chưa có những quy định cụ thể về tài sản kỹ thuật số nhưng công nghệ số liên quan thì chúng ta không cấm. Tình trạng không cấm nhưng không quản tiền số không chỉ lãng phí một khoản không nhỏ cho ngân sách, mà còn gây nhiều hệ lụy cho đời sống người dân suốt mấy năm qua.

Tạo xung lực mới cho phát triển

Tạo xung lực mới cho phát triển

Cải cách bộ máy hành chính nhà nước sao cho tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả là vấn đề đã được Đảng quan tâm rất nhiều và rất sớm, ngay từ Đại hội Đảng lần thứ VI vào năm 1986. Nhưng cũng phải bắt đầu từ năm 1994, công cuộc cải cách này mới được triển khai với quy mô lớn.

Giảm lãi vay chưa đủ

Giảm lãi vay chưa đủ

Việc TP.HCM giảm lãi vay mua nhà cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc sở ban ngành, quận huyện, đơn vị sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách TP xuống còn 3,2%/năm đang được nhiều người quan tâm.

Ảnh minh hoạ. Nguồn: Internet

Cần chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành đường sắt tốc độ cao

(GLO)- Theo chương trình, tuần này, Quốc hội sẽ ra nghị quyết về việc đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Bên cạnh nguồn vốn, công việc cần được tiến hành song song là chuẩn bị nguồn nhân lực quản lý, vận hành công trình với số lượng dự kiến có thể hơn 14 ngàn người.

Cách để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo

Cần bảo vệ các thầy cô để giữ sự tôn nghiêm của nghề giáo, nhưng làm thế nào để đảm bảo cơ chế giám sát của xã hội, cơ chế bảo vệ tự thân của chính nhà giáo cả về năng lực chuyên môn cũng như đạo đức của nghề đặc biệt này ?

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Cơ hội tinh giản thủ tục đầu tư

Mới đây, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, lãnh đạo Bộ GTVT đã trình Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam (ĐSTĐC) với đề xuất “19 chính sách đặc thù, đặc biệt và giải pháp áp dụng cho dự án”.