Sau gần một tuần miền Nam Kyrgyzstan chìm trong khói lửa, chưa có dấu hiệu chấm dứt, Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan đã cam kết sớm tổ chức cuộc tổng tuyển cử ở quốc gia Trung Á với kỳ vọng tạo lối thoát cho tình trạng rối ren hiện nay.
Trong tuyên bố ngày 17-6, Chính phủ lâm thời Kyrgyzstan nhấn mạnh, con đường duy nhất để giải quyết các vấn đề chính trị hiện nay và tái lập sự ổn định tình hình ở nước này là tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về Hiến pháp mới và tổng tuyển cử. Ngoài ra, chính quyền nước này cũng cảnh báo bất cứ một cuộc lật đổ chính phủ hiện tại bằng vũ lực nào cũng để lại những hậu quả thảm khốc.
Dự kiến, cuộc trưng cầu ý dân được tổ chức vào ngày 27-6 và tổng tuyển cử vào ngày 10-10 tới. LHQ đã tuyên bố ủng hộ các nỗ lực khôi phục lại ổn định tại quốc gia Trung Á này. Ngoài ra, LHQ, Tổ chức an ninh và hợp tác châu Âu (OSCE), Liên minh châu Âu (EU) còn đề ra một kế hoạch hành động khẩn cấp với những hành động rõ ràng nhằm ngăn chặn xung đột, hòa giải dân tộc và xây dựng lại đất nước.
Người dân Kyrgyzstan đau buồn trước cảnh đổ nát hoang tàn. |
Bầu không khí tang thương ngập tràn TP Osh và Jalalabad trong những ngày này. Những gia đình mất người thân vẫn chưa hết bàng hoàng, trong khi các gia đình có nhà cửa bị đốt phá phải sống trong cảnh “màn trời chiếu đất”.
Chương trình Lương thực LHQ (WFP) đã vận chuyển 3.000 tấn lương thực, thực phẩm đến Kyrgyzstan để cung cấp cho 87.000 người chạy nạn trong 2 tháng tới; Quỹ Nhi đồng LHQ (UNICEF) đã phân phối khẩn cấp hơn 2.000 container nước sạch, các sản phẩm vệ sinh cá nhân và thuốc chống dịch đang có nguy cơ bùng phát trong các trại tỵ nạn trên lãnh thổ Uzbekistan.
Mỹ bắt đầu vận chuyển lương thực, nhu yếu phẩm đợt đầu (trị giá 6,5 triệu USD) đến Kyrgyzstan. Nga, Đức, Trung Quốc… cũng tiếp tục gửi hàng cứu trợ đến người dân Kyrgyzstan. Tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) đã đưa ra cảnh báo về khủng hoảng nhân đạo có nguy cơ xảy ra Kyrgyzstan khi nước sạch, thực phẩm, thuốc men… đang thiếu nghiêm trọng.
Trong khi đó, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Âu và Á-Âu, Philip Gordon cho biết, Nga và Mỹ loại trừ khả năng tổ chức một chiến dịch gìn giữ hòa bình chung tại Kyrgyzstan, nhưng nhấn mạnh 2 bên sẽ hợp tác rất chặt chẽ với nhau trong việc giúp bình ổn tình hình tại nước CH Trung Á này.
Theo văn phòng của Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) tại Kyrgyzstan, Interpol đang nghiên cứu tính hợp pháp yêu cầu của chính quyền lâm thời Kyrgyzstan về việc phát lệnh truy nã quốc tế đối với Tổng thống bị lật đổ Kurmanbek Bakiyev.
Mỹ bắt đầu vận chuyển lương thực, nhu yếu phẩm đợt đầu (trị giá 6,5 triệu USD) đến Kyrgyzstan. Nga, Đức, Trung Quốc… cũng tiếp tục gửi hàng cứu trợ đến người dân Kyrgyzstan. Tổ chức Chữ thập đỏ quốc tế (ICRC) đã đưa ra cảnh báo về khủng hoảng nhân đạo có nguy cơ xảy ra Kyrgyzstan khi nước sạch, thực phẩm, thuốc men… đang thiếu nghiêm trọng.
Trong khi đó, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về các vấn đề châu Âu và Á-Âu, Philip Gordon cho biết, Nga và Mỹ loại trừ khả năng tổ chức một chiến dịch gìn giữ hòa bình chung tại Kyrgyzstan, nhưng nhấn mạnh 2 bên sẽ hợp tác rất chặt chẽ với nhau trong việc giúp bình ổn tình hình tại nước CH Trung Á này.
Theo văn phòng của Tổ chức cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) tại Kyrgyzstan, Interpol đang nghiên cứu tính hợp pháp yêu cầu của chính quyền lâm thời Kyrgyzstan về việc phát lệnh truy nã quốc tế đối với Tổng thống bị lật đổ Kurmanbek Bakiyev.
Theo SGGP