Càng sống ảo, tôi càng thấy cô đơn

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Tôi tìm đến mạng xã hội để giải tỏa, tâm sự, nhưng càng ngày, nó càng khiến tôi cảm thấy cô đơn hơn.


Tôi bắt đầu viết blog từ khi học lớp 10, không phải vì muốn tìm kiếm sự nổi tiếng hay được nhiều người biết đến, mà đơn giản đó là cách duy nhất tôi giãi bày tâm sự. Tôi không lập một trang blog riêng, mà viết chúng trên một trang facebook ảo. Có lẽ vì với facebook, có nhiều bạn bè và sự tương tác nhanh chóng khiến tôi cảm thấy mình bớt cô đơn hơn.

 

 Tôi lên mạng để mong trốn thoát khỏi nỗi cô đơn. (Ảnh minh họa)
Tôi lên mạng để mong trốn thoát khỏi nỗi cô đơn. (Ảnh minh họa)



Ngày đầu tiên, tôi viết những câu chuyện của mình trên facebook đó là ngày u ám nhất trong cuộc đời tôi và nó cũng mở ra hàng loạt những sóng gió sau này. Tôi đã khóc rất nhiều khi viết những dòng đầu tiên: “Tôi cô đơn, cô đơn hơn hết thảy các sinh linh đang tồn tại. Mỗi ngày tôi đều muốn cuộn tròn trong chiếc chăn, hay ngồi thu mình trong một góc phòng thật tối, nơi nếu tôi khóc, cũng không ai có thể nhìn thấy khuôn mặt tôi lúc ấy. Lẻ loi, cô đơn là tất cả những gì tôi đang cảm thấy lúc này. Tôi luôn tự hỏi, tại sao mình lại có mặt trên đời này. Thậm chí, tôi ước rằng vòng đời của con người chỉ ngắn như những loài sinh vật khác, như vậy sẽ tốt biết bao”.

Và rồi, tôi đặt nick facebook đó là Cô đơn. Mỗi ngày, sau khi đến trường tôi đều ôm lấy chiếc máy tính, viết đến tận nửa đêm. Trang mạng cá nhân của tôi không có ai là bạn bè thực, tôi kết bạn một cách ngẫu nhiên và rồi, càng ngày lượt người theo dõi tôi càng đông.

Nhớ lại ngày ấy, lý do mà tôi lên mạng để tự “bóc mẽ” tâm trạng của bản thân vì chuyện gia đình khiến tôi suy sụp hoàn toàn. Tôi sinh ra trong một gia đình cơ bản, bố là bác sỹ, mẹ là giáo viên. Tôi vẫn luôn cho rằng, mình là đứa trẻ may mắn khi có một gia đình tốt.

Thế nhưng, ngay trước ngày tôi thi vào lớp 10, tôi đã phát hiện ra một sự thật động trời. Hóa ra, tất cả chỉ là giả dối, bố mẹ tôi không hề hạnh phúc như tôi tưởng. Bố tôi có nhân tình bên ngoài và còn có 1 đứa con trai 3 tuổi, còn mẹ tôi cũng đã sớm tìm cho mình một tình yêu mới. Họ chỉ đợi cho tôi thi vào đại học sẽ ly hôn để ai đi đường nấy.

Khi vô tình phát hiện được sự thật này, mọi thứ trong tôi dường như sụp đổ. Hóa ra, lâu nay mọi chuyện chỉ là sự giả dối, diễn kịch. Tôi cảm thấy rợn người khi ngay cả khi tôi biết mọi chuyện, bố mẹ tôi vẫn cố diễn kịch có mặt người khác. Sau này, khi tôi học đến lớp 10, hai người họ đã chia tay sớm hơn kịch bản dự kiến. Bố có vợ mới, mẹ cũng lấy chồng, còn tôi về ở với bà nội. Cuộc sống bận rộn, càng ngày, bố mẹ đến thăm tôi càng ít, tôi cảm thấy cô đơn, cô đơn tột cùng, hơn hết, bởi tôi vẫn chưa hết sốc sau những gì diễn ra.

Từ đó, tôi ngày càng lên mạng nhiều hơn, chỉ ở đó, tôi mới được tâm sự, trải lòng mình. Tâm sự cùng người lạ có nhiều điều thú vị, tôi có thể nói thật, nói hết tâm trạng của mình mà không cần giấu diếm, đơn giản vì nơi đó không ai biết tôi là ai.

Đến khi tốt nghiệp đại học, đi làm, tôi vẫn giữ thói quen đó. Mỗi ngày từ 8h sáng đến 7 giờ tối, tôi hoạt động như một chiếc máy năng suất, hiệu quả, nhưng vô tình, lạnh lùng. Ở tuổi bao cô gái khác đang tay trong tay với người mình yêu, thì tôi lại cảm thấy chán ghét tình yêu nam nữ. Tôi lao vào kiếm tiền, mua những thứ  mình thích và buổi tối lại về nhà ngồi viết blog. Tôi cảm thấy ổn với cuộc sống hiện tại!

Nhưng tôi đã sống như vậy gần chục năm nay, dạo gần đây, viết blog không giúp tôi cảm thấy thoải mái, mà nó khiến tôi cô đơn hơn nữa. Tôi nhận ra, trong số cả nghìn bạn bè trên facebook, tôi chẳng có lấy một người bạn thực sự để tâm sự. Lúc tôi vui, tôi buồn, cũng không thể chia sẻ cùng ai, tôi cảm thấy lạc lõng với những chấm xanh trên khung chat. Tôi mất dần cảm hứng để viết lách, nhưng lại không có cách nào khác để giải tỏa. Mỗi tối trở về nhà, tôi thèm khát có một ai đó để tâm sự, để nói chuyện, nhưng từ trước tới nay, tôi chưa từng thân với bất cứ ai. Sợ rằng, nếu cứ tiếp tục như vậy, tôi sẽ phát điên vì bị nỗi cô đơn nuốt chửng. Tôi nên làm gì lúc này đây?

PV (VOV)

Có thể bạn quan tâm

Gắn kết sinh viên Việt-Lào

Gắn kết sinh viên Việt-Lào

(GLO)- Nhờ sự quan tâm, đồng hành của các thầy-cô giáo cùng sinh viên Phân hiệu Trường Đại học Nông lâm TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai, các lưu học sinh Lào đã hòa nhập với môi trường mới, tự tin giao tiếp và học tập tốt.

Khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai tại Tây Ninh

Khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai tại Tây Ninh

(GLO)- Chiều 17-4, tại Khu di tích Trung ương Cục miền Nam (ấp Tân Tiến, xã Tân Lập, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh), Công an tỉnh Gia Lai tổ chức lễ khánh thành Nhà bia di tích Công an Gia Lai. Thiếu tướng Rah Lan Lâm-Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh chủ trì buổi lễ.

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

Cán bộ, đảng viên lan tỏa thông tin tích cực trên các trang mạng xã hội

(GLO)- Với phương châm "lấy cái đẹp dẹp cái xấu", thời gian qua, đội ngũ cán bộ, đảng viên và người dân trên địa bàn tỉnh Gia Lai đã thường xuyên chia sẻ, lan tỏa thông tin tích cực khi sử dụng mạng xã hội, góp phần nâng cao hiệu quả chế độ chính sách, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Ông Đỗ Xuân Lâm luôn đặt sự an toàn lên hàng đầu trong mỗi chuyến đi. Ảnh: L.V.N

U70 đạt giải “Vô lăng vàng”

(GLO)- Hơn 30 năm gắn bó với nghề lái xe, ông Đỗ Xuân Lâm (SN 1960, trú tại tổ 4, phường Trà Bá, TP. Pleiku) luôn tâm niệm phía sau tay lái là hạnh phúc của rất nhiều gia đình.

Cán bộ, hội viên phụ nữ huyện Đức Cơ phối hợp tuần tra, bảo vệ đường biên (ảnh đơn vị cung cấp).

Phụ nữ Đức Cơ góp sức bảo vệ bình yên biên giới

(GLO)- Huyện Đức Cơ có 3 xã biên giới tiếp giáp với Vương quốc Campuchia. Chính sự phối hợp hoạt động chặt chẽ giữa Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) các xã biên giới và đồn Biên phòng đứng chân trên địa bàn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của mỗi đơn vị và bảo vệ bình yên biên giới.

Ông Nay Chin (ở giữa) tuyên truyền cho người dân về tinh thần đoàn kết, yêu thương nhau, sống “tốt đời, đẹp đạo”. Ảnh: M.P

Ông Nay Chin vì bình yên thôn, làng

(GLO)- Với uy tín của mình, ông Nay Chin (thôn Điểm 9, xã Ia Hiao, huyện Phú Thiện thường xuyên phối hợp với chính quyền, lực lượng an ninh cơ sở tích cực tuyên truyền, vận động những người từng lầm lỡ theo “Tin lành Đê ga” quay trở lại sinh hoạt tôn giáo thuần túy được Nhà nước công nhận.

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng”: Lan tỏa yêu thương

“Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” lan tỏa yêu thương

(GLO)- Hơn nửa tháng qua, với điểm “Cắt tóc thiện nguyện 0 đồng” tại số 323 Nguyễn Viết Xuân (phường Hội Phú, TP. Pleiku), nhóm thợ cắt tóc trẻ đã góp phần lan tỏa yêu thương đến nhiều người, nhất là lao động nghèo và học sinh có hoàn cảnh khó khăn.