Cần thêm cơ chế để báo chí chống "tự chuyển hóa"

Theo dõi Báo Gia Lai trên Google News

Theo ông Lê Quốc Vinh, nghề báo là nghề nguy hiểm, nên cần có thêm cơ chế đảm bảo để báo chí chống tiêu cực, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".

Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh (Ảnh: KT).
Chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh (Ảnh: KT).


Với sự quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân, sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, công tác phòng chống tham nhũng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức đối với cán bộ, đảng viên những năm qua đã có những chuyển biến tích cực cả về mặt nhận thức và hành động.

Báo chí luôn thể hiện vai trò tích cực, quan trọng của mình khi đồng hành với cuộc chiến chống tham nhũng, chống suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức. Làm rõ hơn về vấn đề này, phóng viên phỏng vấn chuyên gia truyền thông Lê Quốc Vinh.

PV: Thưa ông, vì sao Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII nhấn mạnh cần phát huy vai trò và nêu cao trách nhiệm của các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí trong công tác đấu tranh phòng, chống suy thoái quan liêu, tham nhũng, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”?

Ông Lê Quốc Vinh: Báo chí từ trước đến nay có chức năng vô cùng quan trọng, là cơ quan có thể thay mặt người dân giám sát các hoạt động của các tổ chức cũng như cơ quan nhà nước.

Bên cạnh việc phản ánh các mặt của đời sống xã hội thì chức năng giám sát cũng rất quan trọng, cho nên nhấn mạnh vai trò của báo chí trong việc giám sát các hoạt động để chống tham nhũng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.

Rõ ràng có sự quan tâm rất lớn đến vai trò của báo chí, tuy nhiên, báo chí sẽ đảm nhiệm vai trò đó như thế nào trong môi trường hiện nay với mạng xã hội, với nhiều luồng thông tin trái chiều.

PV: Các vụ án liên quan đến tham nhũng, tiêu cực luôn được báo chí bám sát, cập nhật thông tin hàng ngày, thậm chí có những vụ việc cập nhật hàng giờ. Có ý kiến cho rằng qua việc phản ánh, báo chí đã không chỉ đáp ứng nhu cầu thông tin của người dân mà còn kích hoạt tinh thần phòng, chống quan liêu, tham nhũng trong nhân dân. Ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?

Ông Lê Quốc Vinh: Với thông tin khá cởi mở như hiện nay, người dân không chỉ có cơ hội theo dõi diễn biến báo chí mà còn có thể góp ý kiến, bình luận, chia sẻ nội dung báo chí đăng tải.

Áp lực từ phía người dân cũng làm cho các cơ quan báo chí phải sâu sắc hơn, phải có các hoạt động thường xuyên, nhanh chóng hơn trong việc phản ánh những vụ việc tham nhũng, đặc biệt là những vụ việc có tính chất nóng hổi trên mạng xã hội.

PV: Xã hội đòi hỏi báo chí nêu cao trách nhiệm trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, “tự diễn biến”, nhưng thực tế đã có nhiều nhà báo gặp nguy hiểm khi tác nghiệp. Theo ông, cần cơ chế nào để báo chí làm tốt hơn?

Ông Lê Quốc Vinh: Nghề báo là một trong những nghề nguy hiểm nhất. Họ đang ở trên mặt trận không tiếng súng nhưng rất nguy hiểm đến tính mạng khi họ tham gia điều tra, khám phá những vấn đề nghiêm trọng, đặc biệt là những vụ việc liên quan đến tham nhũng.

Với thể chế hiện nay, mặc dù vai trò của nhà báo khá được tôn trọng nhưng chưa đảm bảo. Chúng ta cần có cơ chế khác nữa, một sự thỏa thuận và một sự đảm bảo của cơ quan quản lý nhà nước cũng như cơ quan hành pháp.

PV: Để báo chí đưa tin, phản biện một cách chính xác, ông nghĩ sao về vai trò của người phát ngôn của các cơ quan Bộ, ngành trong việc cung cấp thông tin cho báo chí?

Ông Lê Quốc Vinh: Các cơ quan quản lý nhà nước hay các doanh nghiệp, tổ chức xã hội cần xây dựng cơ chế, tạo điều kiện tốt nhất cho các nhà báo tham gia tiếp cận các nguồn thông tin một cách dễ dàng và nhanh chóng. Đồng thời tạo cho xã hội một cơ hội tương tự như thế để họ kiểm chứng thông tin mà các cơ quan đưa ra và các nhà báo đăng tải.

Khi tạo ra được cơ chế thông tin thông thoáng và minh bạch thì niềm tin vào cơ quan báo chí và những người phát ngôn từ cơ quan đó sẽ nâng cao hơn. Bởi cách chúng ta hạn chế thông tin càng tạo ra mối nghi ngờ và nghi ngờ sự khách quan của các cơ quan báo chí.

PV: Cũng vì muốn đưa thông tin một cách kịp thời, đặc biệt trong thời buổi cạnh tranh thông tin hết sức gay gắt của chính cơ quan báo chí để thu hút công chúng, đôi khi một số nhà báo đã mắc phải những sai phạm nghề nghiệp. Theo ông, làm thế nào để tăng cường nghiệp vụ cũng như đạo đức của đội ngũ nhà báo?

Ông Lê Quốc Vinh: Đạo đức nhà báo là một vấn đề rất nóng và lần đầu tiên chúng ta đưa vào luật. Tôi cũng nghĩ rằng cần tạo cơ chế để các nhà báo không bị liên quan đến các vấn đề thương mại trong các cơ quan báo chí nhằm tạo ra một sự khách quan nhất định.

Mặc dù các cơ quan báo chí cũng cần các hoạt động thương mại nhưng các nhà báo, phóng viên cần phải giữ cho họ tránh xa các hoạt động thương mại thì họ sẽ giữ được tính khách quan, từ đó tính đạo đức có thể được duy trì.

PV: Gần đây báo chí đã để xảy ra sự cố truyền thông về nước mắm chứa thạch tín và một số sự cố khác. Theo ông, có nên đặt vấn đề về đấu tranh chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, chống tham nhũng ngay trong chính đội ngũ những người làm báo?

Ông Lê Quốc Vinh: Tôi nhất trí với ý kiến trên. Khi nói về “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, trong làng báo cũng không phải ngoại lệ. Vì vậy, sự vững vàng về đạo đức, nghiệp vụ của nhà báo hiện nay vô cùng quan trọng.

Bên cạnh những nhà báo có uy tín thì cũng không thiếu những nhà báo chưa đặt cao vấn đề đạo đức của cá nhân mình, dễ dàng sa ngã, nhất là về vấn đề cơm áo gạo tiền, về yêu cầu câu view của các cơ quan báo chí sẽ tạo cho họ áp lực và hành xử có thể khác đi với những quan niệm đạo đức của họ.

PV: Xin cảm ơn ông.

Theo VOV

Có thể bạn quan tâm

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

Đức Cơ: Doanh nghiệp vận tải và cơ sở thu mua ký kết đảm bảo an toàn giao thông

(GLO)- Công an huyện Đức Cơ vừa phối hợp với Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh tổ chức hội nghị tuyên truyền, ký cam kết chấp hành các quy định về pháp luật trật tự an toàn giao thông đối với các chủ doanh nghiệp hoạt động kinh doanh vận tải, cơ sở thu mua nông sản trên địa bàn.

Quang cảnh hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024 huyện Phú Thiện. Ảnh: Vũ Chi

Phú Thiện: 19/20 chỉ tiêu kinh tế-xã hội đạt và vượt kế hoạch năm 2024

(GLO)- Sáng 6-12, UBND huyện Phú Thiện (tỉnh Gia Lai) tổ chức hội nghị tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng năm 2024, triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Phó Chủ tịch Thường trực UBND huyện Nguyễn Ngọc Ngô chủ trì hội nghị.

Quang cảnh hội nghị tại điểm cầu trụ sở Tỉnh ủy. Ảnh: Đăng Vũ

Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo đại hội Đảng các cấp

(GLO)- Đó là chỉ đạo của đồng chí Hồ Văn Niên-Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh tại hội nghị giao ban trực tuyến các cơ quan khối Đảng tỉnh và các Huyện ủy, Thị ủy, Thành ủy, Đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy diễn ra vào chiều 4-12.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: P.D

Mặt trận và các tổ chức chính trị-xã hội cần đổi mới nội dung, phương thức hoạt động

(GLO)- Sáng 3-12, tại trụ sở Tỉnh ủy Gia Lai, Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Ngọc Lương đã chủ trì hội nghị giao ban khối MTTQ và các tổ chức chính trị-xã hội tỉnh để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác quý IV-2024, định hướng nhiệm vụ công tác trọng tâm quý I-2025.