Trong đó có việc Ngân hàng Nhà nước kiến nghị tăng gói tín dụng 12.000 tỉ đồng lên 14.000 tỉ đồng, giảm lãi suất, kéo dài thời gian vay cũng là hợp lý.
Trong đó về cho vay mua nhà ở xã hội (NƠXH) thì có thêm Ngân hàng Phát triển Việt Nam đã được chỉ định đưa vào Nghị định 100 của Chính phủ.
Ngân hàng Phát triển Việt Nam mới được bổ sung vào danh sách vì đã cho vay hiệu quả trong phát triển NƠXH cho doanh nghiệp (Công ty Thiên Phát) thực hiện các dự án liên quan.
Chính sách tín dụng về điều kiện vay, thời hạn vay, mức vay, lãi suất vay mua NƠXH thì quy định đã nói rất rõ. Đối với Ngân hàng Chính sách xã hội là lãi suất vay thấp nhất. Còn đối với các tổ chức tín dụng tham gia gói trong chương trình 120.000 tỉ đồng nâng lên 140.000 tỉ đồng mà Ngân hàng Nhà nước vừa đưa ra, chỉ mới giải ngân hơn 1.344 tỉ đồng, thực tế còn rất khiêm tốn.
Về lãi suất trong gói 120.000 tỉ đồng này, Chính phủ đã quy định là do tổ chức tín dụng và người mua NƠXH thỏa thuận, chủ đầu tư vay cũng theo thỏa thuận chứ không như bên Ngân hàng Chính sách xã hội.
Hiện Bộ Xây dựng đang thống nhất với Ngân hàng Nhà nước lãi suất vay nên ở mức thấp hơn 3% - 5% so với quy định cũ là từ 1,5% - 2%. Nếu sắp tới lãi suất sẽ cao hơn thì Bộ Xây dựng đề nghị mức nào?
Ngoài ra, Chính phủ nên để người dân vay bên Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ thuận lợi hơn, vì có thể vay tới 25 năm. Vì vậy, cần chờ thêm bước thỏa thuận này giữa các bên trong gói 120.000 tỉ đồng - 8 ngân hàng thương mại góp vốn tự nguyện - nên không thể ép họ theo mức lãi suất của Ngân hàng Chính sách xã hội được. Về thời gian vay cũng thế, nếu nâng lên 10 - 15 năm thì hẳn nhiều người mua NƠXH sẽ vui, từ đó sẽ có tính khả thi hơn.
Từ 1/8, người dân rộng cửa mua nhà ở xã hội
Chính phủ quy định điều kiện hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội
Chúng tôi khuyến nghị rằng: Nếu người mua NƠXH có thu nhập thấp thật sự thì nên được vay bên Ngân hàng Chính sách xã hội để thời hạn vay tối đa 25 năm, mức phải trả mỗi tháng khá thấp, không tới 5 triệu đồng/tháng, bằng tiền đi thuê nhà để ở cả gia đình.
Với những người có điều kiện hơn, có thể vay ở các tổ chức tín dụng thì thống nhất với Bộ Xây dựng nên nâng mức cho vay đến 15 năm thay vì tối đa 10 năm. Lúc đó, chính sách lãi suất, khả năng thanh toán cũng tốt hơn cho người dân.
Đặc biệt, đề nghị không điều chỉnh lãi suất mỗi 6 tháng/lần mà nên cả một chu kỳ, ổn định cho người vay. Ví dụ 5 năm vay lãi suất bao nhiêu, 5 năm tiếp theo nếu tăng sẽ là bao nhiêu. Bởi người vay mua NƠXH rất lo lãi suất tăng. Nếu tăng thì không vượt quá mức bao nhiêu %. Ví dụ bây giờ vay 6% thì 5 năm tới có tăng thì mức tăng không quá 7%, như vậy người vay mới an tâm.
Theo Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP HCM (NLĐO)