Cần nghiên cứu quy hoạch phát triển mạng lưới đường sắt đô thị hiện đại

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News
(GLO)- Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, vận tải đường sắt đóng vai trò quan trọng trên hành lang kinh tế Bắc-Nam, các hành lang vận tải chính Đông-Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn... Cần nghiên cứu quy hoạch phát triển mạng lưới đường sắt đô thị hiện đại để giải quyết căn cơ bài toán ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đầu tư mạng lưới đường sắt có thể theo lộ trình, phân kỳ phù hợp, nhưng quy hoạch phải được lập một cách hệ thống, đồng bộ và tổng thể và có tầm nhìn xa. Ảnh: VGP/Minh Khôi
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Đầu tư mạng lưới đường sắt có thể theo lộ trình, phân kỳ phù hợp, nhưng quy hoạch phải được lập một cách hệ thống, đồng bộ và tổng thể và có tầm nhìn xa. Ảnh: VGP/Minh Khôi

Sáng 2-3, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với Bộ Giao thông-Vận tải (GT-VT), một số bộ, ngành liên quan về kế hoạch, chính sách, giải pháp và nguồn lực thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch về mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kết luận cuộc làm việc, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đánh giá Bộ GT-VT đã triển khai rất kịp thời 2 quy hoạch. Đối với quy hoạch hệ thống đường sắt, Phó Thủ tướng yêu cầu: Quy hoạch cần bám sát quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp nêu tại kết luận 49-KL/TW của Bộ Chính trị về định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh, vận tải đường sắt đóng vai trò quan trọng trên hành lang kinh tế Bắc-Nam, các hành lang vận tải chính Đông-Tây và vận tải hành khách tại các đô thị lớn. Đầu tư có thể theo lộ trình, phân kỳ đoạn tuyến phù hợp với yêu cầu phát triển, điều kiện nguồn lực, tính toán hiệu quả kinh tế, xã hội; nhưng quy hoạch phải được lập một cách hệ thống, đồng bộ và tổng thể và có tầm nhìn xa, phù hợp với phát triển kinh tế-xã hội, kết nối các trung tâm kinh tế lớn, gắn kết đồng bộ hệ sinh thái kinh tế công nghiệp-dịch vụ-cảng biển-đô thị và hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy và hàng hải.

Cần nghiên cứu quy hoạch phát triển mạng lưới đường sắt đô thị hiện đại để giải quyết căn cơ bài toán ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn.

Về nguồn lực thực hiện quy hoạch ngoài vai trò dẫn dắt của vốn đầu tư công cần đa dạng hóa nguồn vốn, các hình thức, phương thức đầu tư các dự án đường sắt, đẩy mạnh đầu tư theo phương thức đối tác công-tư để huy động các nguồn lực xã hội.

Bộ GT-VT phải phối hợp chặt chẽ với Bộ TN và MT quy hoạch phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị (TOD) tại các nút giao thông, nhà ga đường sắt tạo quỹ đất, phát huy nguồn lực đầu tư trở lại cho đường sắt.

Quy hoạch hệ thống đường sắt, cảng biển như "huyết mạch" của nền kinh tế. Ảnh nguồn internet

Quy hoạch hệ thống đường sắt, cảng biển như "huyết mạch" của nền kinh tế. Ảnh nguồn internet

Với quy hoạch và nguồn vốn đầu tư hàng trăm tỷ USD chúng ta có thể thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp đường sắt để từng bước tự chủ, làm chủ khoa học công nghệ phương tiện, vật tư, trang-thiết bị cho đường sắt.

Về đầu tư hệ thống cảng biển, Phó Thủ tướng đề nghị xem xét tổng thể hệ thống cảng biển tổng hợp, chuyên dụng, cảng nội địa đường thuỷ để có kế hoạch cải tạo, phát huy tiềm năng vận tải từ mạng lưới sông ngòi dày đặc trên cả nước.

Theo Kết luận, trong quá trình triển khai các dự án đường sắt, cảng biển, quan trọng nhất là “tín hiệu thị trường, khả năng kết nối, đồng bộ, hiệu quả, điều kiện tự nhiên thuận lợi”.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cũng trao đổi về định hướng một số dự án đường sắt, cảng biển quan trọng trong quy hoạch và đề nghị trong giai đoạn 2023-2025 Bộ GT-VT phải tập trung thực hiện một số dự án cụ thể; đồng thời điều tra, đánh giá, tính toán kỹ các dự án sẽ triển khai trong giai đoạn tiếp theo

Có thể bạn quan tâm

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Lãng phí khổng lồ từ quy hoạch treo

Một bán đảo nằm ngay trung tâm thành phố lớn nhất cả nước, được ví như 'ngọc trong ngọc' nhưng treo 30 năm, lãng phí nếu quy ra tiền là bao nhiêu? Không ai có thể tính đúng tính đủ, nhưng chắc chắn đó là một con số khổng lồ.

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Lấp đầy khoảng trống định giá đất

Doanh nghiệp từ chối thẩm định giá khiến hàng ngàn dự án trị giá hàng triệu tỉ đồng bị tắc nghẽn là vấn đề nổi cộm lâu nay. Vấn đề này đã được đưa ra thảo luận tại nghị trường Quốc hội thế nhưng "khoảng trống thẩm định giá" đến nay vẫn chưa thể lấp đầy.