Cần kết thúc chuyện 'nhà công vụ'

Theo dõi Báo Gia Lai trênGoogle News

Có lẽ cơ quan được giao trách nhiệm quản lý nhà công vụ là Bộ Xây dựng cần kiên quyết, dứt khoát hơn với các trường hợp sở hữu nhà công vụ không đúng đối tượng. Đừng để báo chí, dư luận phải 'đòi hộ' nhà giúp cơ quan chức năng.
 

 


Chúng tôi vừa đến thăm ông Lê Như Tiến (đại biểu Quốc hội các khóa 12, 13). Ông bà hiện cư ngụ tại một căn hộ chung cư chật hẹp, trong hẻm sâu đường Trích Sài (Tây Hồ, Hà Nội). "Ở hết mấy đâu. Nhà nhỏ ngõ nhỏ nhưng được cái thuận tiện là đạp xe một chút đã ra đến hồ Tây, mình luyện tập thể dục, rồi ngồi cà phê tán gẫu với bạn bè" - ông Tiến tâm sự.

Mười năm hoạt động nghị trường, ông Tiến nhiều lần lên tiếng về những bức xúc từ công tác quản lý nhà công vụ. Trong một kỳ họp Quốc hội năm 2014, ông bày tỏ: "Đến lúc chúng ta phải đưa vào Bộ luật hình sự một loại tội danh tham nhũng mới: tham nhũng nhà công vụ".

Theo ông Tiến, có những cán bộ khi về hưu đã mắc một bệnh chung, đó là bệnh "quên trả lại nhà công vụ" mà "thực chất là biến nhà công vụ thành nhà tư. Có người cho con cháu sử dụng nhà công vụ theo cơ chế ở nhờ, giữ hộ. Có người còn tính toán hơn, cho thuê nhà công vụ để hằng tháng đều đặn lĩnh một khoản tiền trời cho, lớn hơn tiền lương nhiều".

Tháng 4 năm nay, xã hội một phen bức xúc sau khi báo Tuổi Trẻ đăng tin 12 cựu quan chức chây ỳ không chịu trả nhà công vụ. Trước búa rìu dư luận, 12 vị sau đó đã phải ký biên bản trả nhà. Thật không thể lý giải được tại sao các vị vẫn đi vào "vết xe đổ" khi mà chính sách của Nhà nước đã rõ ràng và đặc biệt là trong mười năm qua đã có nhiều tấm gương xấu cho người sau soi vào.

Và mới đây, dư luận lại dậy sóng về nội dung đơn của một cựu thứ trưởng xin giữ lại nhà công vụ - căn hộ bà vẫn ở mặc dù đã nhận sổ hưu suốt 13 năm qua. Nếu bà cựu thứ trưởng không thuộc diện được cấp hoặc thuê nhà công vụ nữa thì nên tự lo chỗ ở, hoặc khó khăn quá thì xin hỗ trợ chính sách nhà ở xã hội, quy định của pháp luật đã rõ ràng và không có ngoại lệ.

Hơn thế, giữa thời điểm đại dịch COVID-19, nhiều tầng lớp nhân dân rất khó khăn, Thủ tướng bận trăm công ngàn việc, sao một cán bộ đã về hưu lại gửi đơn chỉ để xin giải quyết chuyện thuê nhà?

Có lẽ cơ quan được giao trách nhiệm quản lý nhà công vụ là Bộ Xây dựng cần kiên quyết, dứt khoát hơn với các trường hợp sở hữu nhà công vụ không đúng đối tượng. Đừng để báo chí, dư luận phải "đòi hộ" nhà giúp cơ quan chức năng.

Xin trích lại phát biểu của ông Lê Như Tiến từ năm 2014: "Tôi kiến nghị Quốc hội, Chính phủ ưu tiên xây nhà công vụ cho giáo viên, bác sĩ, lực lượng vũ trang, những người được điều động, luân chuyển và tự nguyện đến công tác tại vùng sâu vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng đặc biệt khó khăn".

Đó là những đối tượng cần quan tâm liên quan đến nhà công vụ và hi vọng có thể kết thúc chuyện về nhà công vụ, bởi báo chí đã tốn quá nhiều giấy mực trong suốt thời gian dài.

Theo LÊ KIÊN (TTO)

Có thể bạn quan tâm

Chặn du lịch… quà tặng

Chặn du lịch… quà tặng

Những ngày qua, dư luận xôn xao trước việc các công ty xổ số kiến thiết (XSKT) tổ chức các đoàn đi tham quan, học tập kinh nghiệm “kinh doanh xổ số” ở các nước châu Âu, Trung Đông.

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Siết quản lý kinh doanh phòng gym

Chỉ trong một thời gian ngắn, hai chuỗi phòng gym lâu năm tại TPHCM là Fit24 và Getfit Gym & Yoga tuyên bố tạm đóng cửa, dừng hoạt động. Quyền lợi của hàng ngàn hội viên sở hữu gói tập giá trị cao tại những phòng tập này đang bị treo lơ lửng.

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Tạo đột phá trong chuyển đổi số

Năm 2024 là năm thứ 3 Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10-10 được tổ chức trên toàn quốc, với chủ đề “Phổ cập hạ tầng số và sáng tạo ứng dụng số để phát triển kinh tế số - Động lực mới cho tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động”. 

Ngăn ngừa hiểm họa

Ngăn ngừa hiểm họa

Tài xế không được lái xe quá 48 giờ/tuần là một trong những quy định đáng chú ý của Luật Trật tự, An toàn giao thông đường bộ - có hiệu lực từ ngày 1-1-2025.

Lực đẩy từ quyết sách

Lực đẩy từ quyết sách

Đến hết quý 2-2024, dù tình hình địa - chính trị toàn cầu đầy bất ổn thì trong đà phục hồi mạnh mẽ của Đông Nam Á, Philippines và Việt Nam tiếp tục là hai nền kinh tế có hiệu suất cao nhất trong khu vực, tăng trưởng lần lượt là 6,3% và 6,9%, trong khi Malaysia đứng thứ ba, tăng trưởng 5,9%.

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Gỡ khó cho hạ tầng văn hóa

Có một điều đã được các nhà sản xuất chương trình, nhất là những chương trình mang tầm quốc gia, quốc tế, liên tục nhấn mạnh nhiều năm qua là TPHCM hiện rất thiếu không gian chuyên dụng, tiêu chuẩn để tổ chức các sự kiện văn hóa, nghệ thuật quy mô lớn.

Thiên tai và nhân tai

Thiên tai và nhân tai

Cơn bão số 3 tàn khốc đi qua và mưa lũ sau đó đã kéo theo tình trạng sạt lở đất, lũ ống, lũ quét xảy ra tại nhiều địa phương, từ phía Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Sơn La, Cao Bằng, Hòa Bình, Quảng Ninh đến các tỉnh miền Trung. Hiện tượng sạt lở bờ sông, bờ biển cũng xảy ra ở ĐBSCL.

Không ai vô can trước lạm thu

Không ai vô can trước lạm thu

Trước một khoản thu lạ ở trường học, dư luận thường chĩa mũi dùi vào một cá nhân nào đó, thường là hiệu trưởng, giáo viên hoặc người của ban đại diện phụ huynh… Nhưng thực tế cho thấy, không ai vô can trong lạm thu.

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Tích hợp giá trị sản phẩm OCOP

Sau 6 năm triển khai trên toàn quốc, chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) đã có tác động lan tỏa mạnh mẽ, được xem là một trong những giải pháp chiến lược nâng cao giá trị nông sản, tích hợp đa ngành, phát triển công nghiệp nông thôn, các làng nghề truyền thống và góp phần xây dựng nông thôn mới.